Đại tướng Lê Đức Anh và những kỷ niệm thời bom đạn ác liệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 “Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, tôi từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ lạ!”. Bởi vậy, cú chết hụt ở giờ phút cuối cùng, khi mà chiến tranh sắp kết thúc thì tôi không thể nào quên được”.

 
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần ngày 22/4/2019
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần ngày 22/4/2019



Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất

Trong cuộc họp đông đủ Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh B2, anh Thọ nhắc lại tinh thần điện ngày 1 tháng 4 của anh Lê Duẩn và phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, gồm có: Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính ủy, Thượng tướng Trần Văn Trà, tôi - Trung tướng Lê Đức Anh làm Phó Tư lệnh. Riêng tôi lại kiêm phụ trách chỉ huy cánh quân phía tây - tây nam Sài Gòn.

Ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta toàn thắng.

Ngày 30/4 và 1/5, chúng tôi ở sở chỉ huy cánh Tây - Tây Nam tại một địa điểm phía nam huyện Đức Hòa, Long An. Khi nghe các nơi báo cáo: "Xong rồi!", trong cơ thể có một cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái biết bao! Và, lúc bấy giờ mới thấy thấm mệt, có thể nói mệt rã rời sau bao ngày đêm toàn bộ cơ thể luôn căng ra như dây đàn. Tối hôm đó, khi anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng cho người xuống gọi tôi lên họp, tôi nói, giờ cho tôi ngủ chút đã mệt quá! Và tôi đã ngủ một giấc tới 9 giờ sáng.

Trên đời này, ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng, thì hẳn sẽ hiểu và cảm thông cho giấc ngủ ngon lành, không gì cưỡng nổi của những người lính chúng tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh.

Đời tôi đã đi suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Biết bao kỷ niệm sâu sắc tưởng chừng không thể quên. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, tôi từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ lạ!”. Bởi vậy, cú chết hụt ở giờ phút cuối cùng, khi mà chiến tranh sắp kết thúc thì tôi không thể nào quên được.

Sở chỉ huy của cánh quân hướng tây - tây nam nằm ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa. Suốt ngày đêm, tôi vẫn trụ trong cái chòi nhỏ sát mép sông. Sáng hôm đó, tôi vào ăn cơm, chỗ ăn là nhà họp của địa phương, làm nửa chìm nửa nổi, Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: "Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà thở, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!".

Tôi nghe anh, vừa ngả lưng, thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe của tôi hy sinh, cậu Thái bảo vệ bị thương. Nếu hôm đó ăn xong, tôi ra liền thì nhất định "cái chuyện thường" đã xảy ra với tôi và hôm nay, chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang "tính quy luật ra mà giải thích"!

Hiệp đồng chặt chẽ

Nếu nói tới chiến thắng 30/4/1975 mà chỉ nói về năm cánh quân trên năm hướng tiến công, tức là chỉ nói về các "quả đấm chủ lực" thì không đủ mà phải thấy đây thực sự là một cuộc "Tổng tiến công và nổi dậy" toàn thắng. "Quả đấm chủ lực" - những binh đoàn cơ động là lực lượng nòng cốt của đấu tranh quân sự, với những đòn "điểm huyệt" đã đánh trúng, đánh hiểm ở những trận then chốt và then chốt quyết định.

Nhưng để giải quyết đồng loạt, rộng khắp, kịp thời làm cho cả bộ máy chính quyền và đội ngũ quân địch tan rã thì phải thấy rõ vai trò tiến công và nổi dậy của lực lượng tại chỗ, của lực lượng chính trị quần chúng, trong đó có lực lượng của những người bị bắt buộc ở trong hàng ngũ của địch.

Lực lượng tại chỗ tạo điều kiện cho các mũi tiến công của chủ lực cơ động. Ngược lại, "quả đấm chủ lực" tạo điều kiện cho lực lượng tại chỗ nhất loạt tiến công có hiệu quả. Phải thấy rõ vai trò lãnh đạo nhạy bén, kịp thời, thống nhất của khu ủy, tỉnh ủy và đảng ủy các cấp cơ sở trong những ngày Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng đã phát triển thành ba lực lượng: lực lượng vũ trang cách mạng; lực lượng chính trị, cơ sở cách mạng trong lòng địch, lực lượng quần chúng; lực lượng quần chúng bị bắt buộc.

Cả ba lực lượng này chuyển hóa vào từng con người một. Nhưng với sự lãnh đạo tài tình, thấm đẫm tính nhân văn của Đảng ta, đã tạo ra động lực thúc đẩy để các lực lượng này có cơ hội bộc lộ và phát huy khả năng tạo nên sức mạnh, hiệu quả góp phần vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thần tốc, đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương Cục là: "xã giải phóng xã", "huyện giải phóng huyện", "tỉnh giải phóng tỉnh".

Các lực lượng của cách mạng đã hiệp đồng chặt chẽ, kết hợp và cộng hưởng tạo nên sức mạnh to lớn "đánh bật quân xâm lược Mỹ" rồi làm tan rã và quật đổ chính quyền tay sai, dù chúng có một bộ máy đồ sộ, với 1,1 triệu quân được trang bị hiện đại, dưới sự bảo trợ của quan thầy ngoại bang.

Đối với dân tộc ta, đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Nó kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm kháng chiến, cứu nước, giải phóng miền Nam, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nó trực tiếp góp phần to lớn với cách mạng Lào và Campuchia cùng hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong năm 1975.

Luân Dũng (TPO)


---------------------
Lược ghi theo Tư liệu Văn kiện Đảng/ Đại tướng Lê Đức Anh – Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng.

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?