Đại gia thép Việt bất ngờ dính vụ 100 bánh cocain trị giá 800 tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại gia ngành thép Pomina Đỗ Xuân Chiểu đã chính thức lên tiếng về lô hàng phế liệu nhập khẩu có 100 bánh cocain trị giá 800 tỷ đồng cập Tân Cảng Cái Mép - Thị Vải.

Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) Đỗ Xuân Chiểu vừa có văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) giải trình về vụ việc 100 bánh cocain trị giá khoảng 800 tỷ đồng lẫn trong container chứa hàng của công ty con của doanh nghiệp này.

Theo đó, ông Đỗ Xuân Chiểu cho biết, CTCP Thép Pomina 2 (công ty con của Pomina) hôm 5/4 đã ký hợp đồng với Công ty Stamcorp International Pte Ltd có trụ sở tại Singapore để mua thép phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất.

Ngày 24/7, sau khi tàu chở lô hàng 355 tấn thép phế liệu cập cảng Tân Cảng Cái Mép Thị Vải, lực lượng hải quan tiến hành kiểm tra thực tế một container thuộc lô hàng trên thì phát hiện có chưa hàng cấm.

 
 
 



Theo báo cáo giải trình, CTCP thép Pomina 2 khẳng định không nhập hàng cấm và công ty đang tích cực phối hợp với chủ hàng và các cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này. Bước đầu kiểm tra cho thấy niêm phong (seal) thực tế lúc kiểm tra trên container là ML- CO 0063200 không đúng với chứng từ nhận hàng bao gồm thông báo hàng đến của hãng tàu Maersk Line, packing list và vận đơn (Bill of lading) mà chủ hàng cung cấp cho Công ty thép Pomina 2.

Lãnh đạo Thép Việt, đơn vị nắm quyền chi phối CTCP thép Pomina cũng đã lên tiếng về lô hàng 100 bánh cocain và đề nghị cơ quan chức năng cần làm rõ vụ việc để tránh gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến công ty.

Được biết tàu Mark Shenzhen có quốc tịch Liberia chở 355 tấn hàng cập cảng Tân Cảng Cái Mép Thị Vải vào chiều 24/7. Lô hàng phế liệu gồm 17 container đã cập cảng nhiều quốc gia khác trước khi về Việt Nam. Con tàu sau khi trả hàng đã rời khỏi Việt Nam.


 

 
 



Thép Pomina tiền thân là Nhà máy Thép Pomina 1 do Thép Việt đầu tư xây dựng và hiện là một công ty sản xuất cung ứng thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Hiện Pomina có vốn điều lệ gần 1,9 ngàn tỷ đồng, vốn hóa gần 2,9 ngàn tỷ đồng.

Ông Đỗ Xuân Chiểu là chủ tịch Pomina, trong khi đông Đỗ Duy Thái là thành viên HĐQT.

Thép Việt do ông Đỗ Duy Thái làm chủ tịch hiện là cổ đông lớn nhất của Pomina với gần 54%. Những người liên quan của ông Thái đang nắm giữ khoảng 13% cổ phần. Ông Đỗ Xuân Chiểu và người liên quan nắm giữ khoảng 5% cổ phần POM.

Gần đây, Thép Việt bán thỏa thuận hàng chục triệu cổ phiếu POM cho người nhà chủ tịch Pomina Đỗ Xuân Chiểu.

Trên thị trường, Pomina có quy mô kém xa so với Hòa Phát và Kyoei nhưng tập trung vào phân khúc trọng điểm là thép xây dựng với thị trường trọng điểm miền Nam. Pomina có kế hoạch đầu tư Dự án nhà máy luyện phôi 800 ngàn tấn/năm (vốn 65 triệu USD), dự kiến đưa vào hoạt động tháng 2/2019 và Dự án cán thép 500 ngàn tấn/năm (50 triệu USD) cuối 2019.

Khi dự án này hoàn thành, công suất cán thép xây dựng của Pomina sẽ đạt khoảng 1,6 triệu tấn, dự kiến cao hơn 60% công suất thép xây dựng từ Dự án thép Dung Quất của Hòa Phát ở thị trường phía Nam và cho phép Pomina đạt được vị trí thị phần số 1 ở thị trường thép xây dựng miền Nam, vượt lên trên Tập đoàn Hòa Phát, Vinakyoei hay Posco SS.

Trong 6 tháng qua, cổ phiếu POM giảm từ mức gần 21.000 đồng/cp xuống còn 15.500 đồng/cp như hiện tại.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) dòng tiền chảy mạnh vào các cổ phiếu vừa và nhỏ nhưng nhiều cổ phiếu blue-chips giảm giá khiến VN-Index tiếp tục giảm và mất ngưỡng 930 điểm. Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và dầu khí vẫn chịu áp lực bán khá mạnh.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 200 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở Vincom Retail (VRE) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long.

Kết thúc phiên giao dịch 25/7, VN-index giảm 6,5 điểm xuống 927,58 điểm; HNX-Index giảm 1,96 điểm xuống 103,58 điểm. Upcom-Index giảm 0,12 điểm xuống 49,93 điểm. Thanh khoản đạt 290 triệu cổ phần. Giá trị đạt hơn 5,2 ngàn tỷ đồng.

V. Hà (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.