Dai dẳng nỗi đau da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau do chất độc da cam/dioxin vẫn hiện hữu trên thân thể của nhiều thế hệ. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, những nạn nhân da cam đang rất cần sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng.
Anh Têk (37 tuổi) là con thứ 4 của vợ chồng bà Djach (làng Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Từ khi sinh ra, anh Têk mềm oặt như tàu lá, suốt ngày chỉ ú ớ kêu gào, hễ đặt đâu thì nằm đấy. Mọi sinh hoạt cá nhân của anh đều dồn vào đôi tay người mẹ.
Bà Djach cho biết: Chồng bà tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam nên đau yếu triền miên và đã mất năm 2014. Hiện nay, bà đã hơn 70 tuổi, không còn sức chăm sóc người con trai bệnh tật. 
Hễ có người nhắc đến hoàn cảnh gia đình, bà Djach lại buồn tủi. “Bao năm qua, gia đình tôi khổ lắm. Nhà có 5 đứa con thì 2 đứa bị bệnh. Người chị của Têk bị nhẹ hơn đã lấy chồng sinh con. Tuy nhiên, cháu bé sinh ra cũng bị mờ mắt. Nếu tôi chết đi thì không có ai chăm sóc thằng Têk nữa”-bà Djach bộc bạch.
Ông Đinh Y Nhơp (tổ 3, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cũng bị nhiễm chất độc da cam. Ở cái tuổi 90 lẽ ra sẽ được hưởng phúc an nhàn bên con cháu thì ông Đinh Y Nhớp đang phải chăm sóc người vợ bị tai nạn và đứa con gái 45 tuổi nằm một chỗ vì di chứng chất độc da cam.
Vợ chồng ông Đinh Y Nhơp và con gái. Ảnh: Hà Phương
Vợ chồng ông Đinh Y Nhơp và con gái. Ảnh: Hà Phương
Ông Đinh Y Nhơp thổ lộ: “Đã hơn 5 năm qua, từ ngày vợ tôi bị tai nạn, mọi công việc hàng ngày trong nhà, tôi đều phải cáng đáng. Dù vất vả mấy tôi cũng ráng chịu, chứ không làm thì ai làm cho. Mong ước lớn nhất của tôi là có đủ sức khỏe để lo cho vợ con. Nếu tôi có bề gì thì không biết cuộc sống của vợ con tôi sẽ ra sao. Đây là điều tôi luôn lo nghĩ”.
Huyện Mang Yang hiện có 89 người bị phơi nhiễm chất độc da cam đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 58 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 31 người là con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam; 7 đối tượng thuộc thế hệ thứ 3 chưa được hưởng chế độ. Di chứng nặng nề của chất độc da cam đã đè nặng lên gia đình các nạn nhân. Những năm qua, huyện Mang Yang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ những nạn nhân bị nhiễm chất độc quái ác này.
Ông Trần Việt Cường-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Mang Yang-cho biết: “Hội thường xuyên kêu gọi các tổ chức, cá nhân quan tâm hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đến nay, huyện đã xóa nhà dột nát cho những người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng đặc biệt khó khăn vì bệnh tật, tuổi cao. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, tổ chức và cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt hơn”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tiến hành bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ bà Nguyễn Thị Hường (thôn An Thượng 2, xã Song An). Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.