Đặc sắc Lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Diễn ra trong hai ngày 13-14/10, Katê là Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Balamôn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận, gió hòa, cuộc sống bình an.
Chức sắc tôn giáo người Chăm thực hiện các nghi lễ chính của lễ hội Katê mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga-Yoni. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Chức sắc tôn giáo người Chăm thực hiện các nghi lễ chính của lễ hội Katê mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga-Yoni. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Ngày 14/10, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Bình Thuận đã khai mạc tại tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết.

Lễ hội năm nay được tổ chức với đầy đủ nghi thức truyền thống, thu hút rất đông du khách và người dân địa phương tham gia.

Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” và chào mừng 28 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995-24/10/2023).

Diễn ra trong hai ngày 13-14/10, Katê là Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Balamôn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

Lễ hội Katê thường được bắt đầu bằng lễ hội từ các đền, tháp và cuối cùng là các hoạt động vui chơi, đón Tết tại nhà. Đây cũng là dịp để người Chăm từ khắp mọi miền đất nước trở về đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè, dòng họ.

Ngay sau phần khai mạc, Lễ hội Katê bước vào nghi thức quan trọng nhất là lễ Nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư.

Dưới sự điều hành của các chức sắc tôn giáo, lễ rước y trang của Nữ thần diễn ra nghiêm trang nhưng không kém phần đặc sắc. Bên cạnh vẻ đẹp uy nghi, cổ kính của ngôi Tháp Pô Sah Inư, những chàng trai, cô gái người Chăm nhịp nhàng múa điệu múa dân tộc uyển chuyển trong tiếng trống Para nưng rộn ràng và tiếng kèn Saranai réo rắt.

Nghi lễ Nghinh rước y trang Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Nghi lễ Nghinh rước y trang Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Dòng người rước y trang Nữ thần kéo dài từ sân lễ đến tháp chính. Tiếp nối là các nghi thức của phần lễ như: mở cửa tháp chính, tắm bệ thờ Linga-Yoni, mặc trang phục, đại lễ cúng mừng Katê tại tháp chính.

Ông Võ Thành Huy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư năm nay tiếp tục được mở rộng quy mô với sự tham gia của đông đủ đồng bào Chăm đến từ 6 huyện trong tỉnh, gồm Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh.

Việc duy trì tổ chức Lễ hội Katê hàng năm tại tháp Pô Sah Inư thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Chăm, từ lâu Lễ hội Katê là dịp để Bình Thuận thu hút khách tham quan, du lịch và trở thành sân chơi của người dân địa phương, nhất là các hoạt động trong phần hội.

Phần hội của Lễ hội Katê năm nay diễn ra sôi nổi với các hội thi và các trò chơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Chăm như thi trưng bày và trang trí lễ vật, thi làm bánh gừng, giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật.

Trình diễn làm gốm truyền thống của đồng bào Chăm tại lễ hội Katê 2023. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Trình diễn làm gốm truyền thống của đồng bào Chăm tại lễ hội Katê 2023. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Lễ hội Katê thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã bảo bọc và chở che cho con cháu khỏe mạnh, cuộc sống bình an, no ấm và hạnh phúc; thể hiện khát vọng của cộng đồng luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng thời, đây cũng là nơi thắt chặt tinh thần đoàn kết, mối tương thân tương ái, nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, nhân cách sống, tinh thần hòa hợp để gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.