Đầu giờ chiều 16-6, một cơn mưa lớn kéo dài khiến nhiều đoạn đường tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) bị ngập sâu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.
Ghi nhận tại hiện trường, các tuyến đường trũng thấp như Phan Đình Phùng, Tô Ngọc Vân, Hải Thượng, Hoàng Diệu, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn An Ninh, Yết Kiêu… xảy ra tình trạng ngập nặng do hệ thống thoát nước quá tải.
Nước từ suối Phan Đình Phùng tràn lên đường gây ngập sâu
Đặc biệt tại đường Phan Đình Phùng, khu vực này tiếp tục tái diễn cảnh nước từ suối không thoát kịp sau đó tràn lên đường và gây ngập cho các căn nhà sinh sống dọc tuyến đường sầm uất này. Phải sau khoảng 1 giờ đồng hồ, nước mới cơ bản thoát hết, tuy nhiên nhiều đồ đạc, phương tiện của người dân đã bị hư hại.
Người dân dùng xe ô tô, xe máy cảnh báo khu vực ngập sâu tại đường Phan Đình Phùng
Tương tự, đường Hải Thượng cũng xảy ra tình trạng ngập khiến nhiều xe chết máy, người dân phải chuyển hướng di chuyển sang tuyến đường khác để tránh nguy hiểm.
>> Một số hình ảnh Báo SGGP ghi nhận chiều 16-6 tại TP Đà Lạt:
Nước kèm bùn từ trên đồi tràn xuống đường Xô Viết Nghệ Tĩnh Đường Phan Đình Phùng vẫn bị ngập dù mưa đã ngớt Xe máy của người dân để trên vỉa hè cũng bị ngập Đường Hải Thượng bị ngập sâu do nước không thoát kịp Nước chảy xiết làm người đi xe máy bị ngã ra đường tại khu vực hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt
Nước tràn từ đường Trần Quốc Toàn qua vỉa hè xuống hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt Một đoạn đường Yết Kiêu bị ngập sâu Sau khi nước rút, suối Phan Đình Phùng vẫn chảy xiết Nhà dân bên đường Phan Đình Phùng bị nước tràn vào
Chính quyền và người dân các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ," “3 sẵn sàng” trước các hình thái thời tiết nguy hiểm có khả năng xảy ra.
(GLO)- Biến đổi khí hậu khiến Châu Âu hứng chịu một trong những đợt sóng nhiệt gay gắt nhất từ trước đến nay. Tại Pháp, lần đầu tiên trong lịch sử, giới chức nước này ban hành cảnh báo nhiệt độ trên phần lớn lãnh thổ đất liền.
Trong tổng số 40 trận động đất xảy ra trong tháng 6/2025, có tới 33 trận xảy ra tại Kon Plông (tỉnh Quảng Ngãi); 7 trận còn lại xảy ra tại khu vực Nam Trà My (thành phố Đà Nẵng).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 1-2/7, Bắc Bộ có khả năng xuất hiện mưa vừa đến mưa to, Trung Bộ có mưa dông, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa tập trung vào chiều và tối.
Từ chiều tối 29/6 đến chiều tối 1/7, ở khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 70-150 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm.
Trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra lúc 5 giờ 09 phút 32 giây (giờ Hà Nội, sáng 28/6), có tọa độ 14.968 độ Vĩ Bắc, 108.180 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
(GLO)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với mưa lớn ở Bắc bộ tiềm ẩn nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét và ngập lụt cục bộ; phải bảo đảm an toàn tính mạng người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
(GLO)- Tối 26-6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Gia Lai phát đi bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tối 26/6, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa dông và gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng cao 1,5-2,5m.
(GLO)- Ngày 26-6, ông Ngô Thanh Phong-Chủ tịch UBND xã An Thành, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) thông tin trên địa bàn vừa xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy làm ảnh hưởng đến nhà cửa, hoa màu của bà con Nhân dân, ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Theo dự báo, ngày 25/6, vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông và có xu hướng mạnh lên trong những ngày tới. Trên đất liền, mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại vùng trũng.
Trưa 24/6, vùng áp thấp trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, các địa phương từ Quảng Ninh đến Phú Yên cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Từ ngày 19 đến ngày 23-6, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại 2 huyện Hữu Lũng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập, nhiều tài sản thiệt hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.
Mưa lớn liên tục dội xuống loạt tỉnh miền Bắc những giờ qua, đề phòng lũ quét, sạt lở, đồng thời chiều tối 22 đến ngày 23-6, khả năng xuất hiện đợt lũ, nguy cơ gây lụt.
Từ chiều tối 20-6 đến ngày 22-6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-120mm, có nơi trên 300mm. Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.
Do ngày 18-6, các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng tiếp tục có mưa to, cơ quan Khí tượng thủy văn kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý biện pháp phòng tránh, đề phòng lũ quét, sạt lở đất.
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1749/UBND-NNMT về việc tăng cường công tác phòng-chống thiên tai và đảm bảo chỉ đạo, điều hành trong giai đoạn chuyển tiếp sắp xếp lại đơn vị hành chính.
Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo trong 3 tháng tới, bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.