Cựu Tổng thống Philippines Duterte thắng cử dù đang bị giam giữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thắng áp đảo cuộc tranh cử thị trưởng thành phố Davao, dù ông vẫn đang bị giam trong nhà tù của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) tại The Hague, Hà Lan.

Theo kết quả từ Ủy ban bầu cử địa phương Philippines ngày 12.5 công bố với hơn 77% phiếu bầu được kiểm, ông Duterte giành 635.948 phiếu, bỏ xa đối thủ đứng thứ 2 với 78.000 phiếu. Chiến thắng trên là minh chứng cho sức ảnh hưởng và sự nổi tiếng của chính trị gia 80 tuổi này tại thành phố Davao, dù ông đang bị giam giữ tại ICC, theo AFP.

Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. ẢNH: AFP
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. ẢNH: AFP

Hiện không rõ ông Duterte sẽ tuyên thệ nhậm chức thị trưởng như thế nào. Phó tổng thống Philippines Sara Duterte - con gái ông Duterte cho biết vấn đề này đang được "các luật sư ICC và các luật sư người Philippines thảo luận".

"Các luật sư ICC và luật sư Philippines đang thảo luận về cách để ông Duterte tuyên thệ nhậm chức với tư cách là người chiến thắng trong cuộc bầu cử thị trưởng tại thành phố Davao", bà Sara nói. Vị phó tổng thống Philippines cho biết thêm rằng thời hạn để họ thực hiện kế hoạch là tới ngày 30.6.

Hồi tháng 3, cựu Tổng thống Duterte đã bị bắt và bị đưa đến The Hague với các cáo buộc liên quan cuộc chiến chống ma túy trong thời kỳ ông nắm quyền. Ông Duterte là cựu lãnh đạo đầu tiên của một quốc gia châu Á phải chịu lệnh bắt giữ do ICC đệ trình. Các nhà phân tích cho biết vụ bắt giữ vị cựu tổng thống Philippines chỉ làm tăng thêm sự ủng hộ dành cho ông và gia đình ông ở Davao và nhiều nơi khác, theo ABC News.

Cựu Tổng thống Duterte đang ở đâu sau khi bị bắt?

Hiện nay, Philippines đang bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trong bối cảnh cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa gia đình Duterte và gia tộc Tổng thống nước này Ferdinand Marcos Jr.. Cuộc bầu cử lần này không chỉ định hình cục diện quốc hội và chính quyền địa phương tại Philippines trong 3 năm tới, mà còn tạo tiền đề quan trọng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2028.

Đặc biệt, kết quả bầu cử Thượng viện Philippines sẽ quyết định số phận chính trị của Phó tổng thống Sara Duterte, người được xem là ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế tổng thống, nếu vượt qua được cuộc luận tội. Hồi tháng 2, bà Sara Duterte bị luận tội về cáo buộc sử dụng sai mục đích công quỹ và phát ngôn đe dọa tính mạng Tổng thống Marcos. Nếu bà Sara Duterte bị Thượng viện kết tội, bà sẽ mất khả năng tranh cử tổng thống vào năm 2028.

Tại kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ này, 2 người con trai và 2 người cháu của cựu Tổng thống Duterte cũng tranh cử các chức vụ khác nhau.

Theo Trí Đỗ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null