Cuốn sách "Putin - Logic của quyền lực" ra mắt độc giả Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Putin - Logic của quyền lực" là cuốn sách của tác giả Hubert Seipel, một nhà báo, nhà làm phim lão làng của Đức - từng gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí bị đồng nghiệp của tác giả xé bỏ - đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.
Cuốn sách gồm 21 chương với gần 400 trang sách, sẽ góp thêm một tiếng nói và cái nhìn về Tổng thống Nga Putin và về nước Nga. 
Bìa cuốn sách
Bìa cuốn sách "Putin - Logic của quyền lực"
Oliver Stone, đạo diễn người Mỹ, tác giả của bộ phim tài liệu "Phỏng vấn Putin" cho biết: “Nếu nước Mỹ coi Putin là kẻ thù, kẻ thù lớn, tôi nghĩ việc lắng nghe xem ông ta nói gì là điều rất quan trọng. Hãy lắng nghe, hãy đọc và hãy mở cửa bước vào thế giới của ông.” 
Để có thể hoàn thành tác phẩm này, tác giả Seipel đã tiếp cận Tổng thống Putin trong vai trò một nhà làm phim từ năm 2010, để rồi suốt 5 năm sau đó, ông đã có hơn 20 buổi phỏng vấn chuyên sâu, tháp tùng Putin trên hàng chục chuyến đi cả trong và ngoài nước để lấy thông tin. 
Đây là một đặc quyền hiếm hoi bởi Putin thường không gần gũi với bất kỳ nhà báo phương Tây nào. 
Từ những cuộc phỏng vấn này, Hubert Seipel dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của Putin, về mối quan hệ giữa quan điểm thật sự của nhà lãnh đạo Nga với những lợi ích cạnh tranh. 
Bằng ngòi bút sâu sắc, Hubert Seipel phác họa chân dung người có ảnh hưởng lớn với nước Nga rất rõ nét. 
Vladimir Putin tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg năm 1975. Những giai đoạn trong cuộc đời ông trùng khớp với những thời khắc bước ngoặc của lịch sử Nga.
Năm 1985, ông khởi đầu sự nghiệp của mình trong vai trò của một nhân viên tình báo đối ngoại của Liên Xô ở Đức. 
Sau khi kết thúc thời hạn công tác, ông trở lại quê nhà ở thành phố Saint Petersburg, trở về đời sống dân sự bằng cách làm phó cho Thị trưởng Anatoli Sobchak.
Năm 1996, ông chuyển đến Moskva, trở thành Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga. Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng và một năm sau, ông nhận chức Tổng thống nước Nga.
Trong những năm 1990, nước Nga bị cướp đoạt bởi trò tư hữu hóa ăn cướp với tên gọi “đấu giá thế chấp” - một trò vô thưởng vô phạt của các nhà tài phiệt. 
Từ một con người kín đáo, ít nói và được việc, Putin lên nắm chính quyền trong một vị thế khiêm tốn và phải đối mặt với không ít khó khăn từ những âm mưu lật đổ, những công kích cá nhân, kinh tế sa sút, nạn tham nhũng lên đến đỉnh điểm và cả sự chia rẽ dân tộc. 
Kẻ thù của Putin không ít, nhưng trong cuốn sách, Hubert Seipel đề cập đến sự đối đầu của ông với hai nhân vật tiêu biểu: Berezovsky, người được mệnh danh là kẻ tạo ra vua, là “nóc nhà” chính trị của không ít tỷ phú và Mikhai Khodorkovsky, chủ Tập đoàn Dầu khí Yukos và là một trong những người giàu nhất thế giới trong những năm đầu thế kỷ. 
Cuộc chiến tưởng chừng không cân sức với rất nhiều tình tiết hấp dẫn đã vén bức màn bí ẩn về những mưu mô chính trị, những cuộc đụng độ không khoan nhượng trong lòng xã hội Nga.
Trong mắt phương Tây, Putin hiện lên như một kẻ hiếu chiến và bị quy tội cho mọi cuộc khủng hoảng, từ cuộc chiến tranh Chechnya, cuộc xung đột ở Ukraine đến việc máy bay MH17 của Malaysia Airline bị bắn rơi. 
Đọc “Putin – Logic của quyền lực” người đọc sẽ nhận ra, trong suốt 15 năm (cho đến thời điểm cuốn sách ra đời năm 2016), ông bền bỉ, miệt mài làm việc – có khi tới 16 tiếng một ngày, di chuyển khắp nơi, tìm kiếm những cơ hội cũng như đối phó lại những âm mưu chia rẽ từ các quốc gia khác. 
Ông tìm cách ổn định kinh tế, thống nhất Chính thống giáo Nga trong nước và hải ngoại, sáp nhập Crime vào lãnh thổ Nga, phản đối sự mở rộng của Nato về phía Đông… để rồi sau tất cả, ông đã chạm vào trái tim của người Nga bằng việc khôi phục lòng tự trọng đã bị suy sụp của nhân dân mình. 
 Tác giả Hubert Seipel
Tác giả Hubert Seipel
Khi Putin nhận chức Tổng thống, gần 1/3 người Nga có thu nhập thấp hơn mức nghèo khó, thì giờ con số đó chỉ còn 11%; tuổi thọ trung bình tăng từ 65 lên 70, mức sinh tăng trở lại sau nhiều năm sụt giảm… Những con số biết nói ấy giải thích vì sao, người dân Nga lại yêu quý ông đến thế. 
Trong cuộc điều tra mới nhất, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin ở Nga tuy có giảm nhưng vẫn ở mức trên 80% - một con số ấn tượng và không phải nhà lãnh đạo nào cũng đạt được điều đó!
Không có quá nhiều thông tin về đời sống cá nhân của Tổng thống Putin trong sách. Trước khi bắt đầu phỏng vấn, Putin yêu cầu Hubert Seipel đặt ranh giới rõ ràng giữa công việc và đời tư, để bảo vệ bản thân và gia đình. 
Ông cho rằng: “Tôi thú vị với các phương tiện truyền thông bởi vì tôi là chính khách và là Tổng thống Nga, còn các con gái tôi không giữ chức vụ chính trị, những quan hệ cá nhân của tôi không thuộc về các vấn đề chính trị, đó là việc riêng của tôi”. 
Xuyên suốt cuốn sách, vợ và các con của Putin chỉ được nhắc đến vài lần, nhưng một đời sống khác của ông được đề cập rất kỹ: niềm đam mê thể thao. 
Một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất về người đàn ông quyền lực này là lúc ông bật khóc bên quan tài mở của người thầy thời niên thiếu, người đã dạy ông Judo và hơn 10 năm là huấn luyện viên của ông. 
Và sau lễ tang thầy, ông đi qua những người cận vệ, bước nhanh trên những con đường vắng lặng và cô đơn. Thế giới của ông, thế giới của những cuộc gặp cấp cao, những mánh khóe chiến thuật chính trị và những quyết định lịch sử, nhưng vẫn có khoảnh khắc hiếm hoi khiến ông rung động. Khoảnh khắc ấy đưa ông về gần với độc giả hơn bao giờ hết!
Dĩ nhiên, cuốn sách “Putin - Logic của quyền lực” không dễ được đón nhận và đã gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí từng bị đồng nghiệp của Hubert Seipel xé bỏ. Nhưng tại Đức, nó cũng đã tái bản đến 5 lần. 
Cuốn “Putin - Logic của quyền lực” do First News-Trí Việt thực hiện, dịch giả Phan Xuân Loan chuyển ngữ, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. 
Tác giả Hubert Seipel: Sinh năm 1950 ở Wasserlos-Đức, Hubert Seipel là nhà báo, nhà làm phim tài liệu. 
Ông nghiên cứu chính trị, lịch sử tại Đại học Marburg và Khoa học Chính trị tại Trường Kinh tế London, làm việc cho Đài phát thanh Hess (Hessischer Rundfunk) và là phóng viên nước ngoài cho các báo Đức Stern và Spiegel.
Ông có cơ hội tiếp xúc với V. Putin từ năm 2010, khi làm bộ phim tài liệu "Tôi, Putin. Chân dung" cho hãng ADR. Sau bộ phim đó, ông trở thành nhà báo phương Tây duy nhất được tiếp cận với Putin một cách gần gũi nhất.
Hạnh Minh (Vietnam+) 

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null