Cuộc sống ly kỳ của những "người rừng" Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những câu chuyện ly kỳ, tưởng chừng như chỉ có trong phim ảnh về cuộc sống của nhiều người rừng Việt Nam gây ngỡ ngàng và thích thú cho dư luận.

 

1
Những năm gần đây, nhiều câu chuyện có thật về người rừng Việt Nam xuất hiện với các chi tiết ly kỳ gây xôn xao.Vì lý do khác nhau, họ sống tách bạch với thế giới bên ngoài, chọn rừng già làm nơi trú ngụ. Trong hình là "người rừng" Hồ Văn Châu, ông chọn sống lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nguồn ảnh: Zing.
2
Người đàn ông này tự trồng lương thực, bẫy thú rừng, uống nước suối, trơ trọi một thân một mình giữa đại ngàn. Nguồn ảnh: Zing.
a
Đây không phải lần đầu ở Việt Nam xuất hiện người rừng, ẩn dật ở nơi sơn cùng thủy tận. Tháng 6-2014, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm. Siu Broang - tên của “người rừng”- khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống. Nguồn ảnh: Lao động.
a
Siu Broang có biệt tài nhảy trên hốc đá như vượn. Người đàn ông này không nói được tiếng Kinh. Sau khi tìm thấy Siu Broang, chính quyền đã quyết định đưa anh về sống hòa nhập với cộng đồng. Nguồn ảnh: An ninh Thủ đô.
a
Tháng 8 năm 2013, người rừng Hồ Văn Lang và cha là ông Hồ Văn Thanh (ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đã được người dân đưa về làng sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng. Trước đó 40 năm, ông Hồ Văn Lang đã đưa người con Hồ Văn Thanh (khi đó được 1 tuổi) vào rừng sâu sống cuộc sống hoang dã. Ảnh người rừng Hồ Văn Thanh. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
a
Câu chuyện của hai cha con người rừng Quảng Ngãi đã từng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước thời gian dài. Ông Thanh sống cùng vợ và 4 đứa con. Tuy nhiên, trong một cuộc oanh tạc của không quân Mỹ, gia đình ông bị một quả bom rơi trúng và nổ ngay trong nhà. Quá đau đớn và hoảng loạn vì vụ nổ cướp đi sinh mạng hai người con ngay trước mắt, ông Thanh mang theo đứa con tên Lang chạy vào rừng sâu để trốn. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
a
Trong 40 năm, hai cha con người rừng Quảng Ngãi đã sống trên căn chòi như tổ chim, treo chót vót trên một thân cổ thụ giữa rừng sâu. Nguồn ảnh: Lao động.
a
Họ mặc khố bện bằng vỏ cây, thức ăn vào rừng tìm kiếm, săn bắt, hái lượm. Nguồn ảnh: Lao động.
a
Rìu và dao được hai cha con người rừng tự "chế" để sử dụng hàng ngày. Nguồn ảnh: Lao động.
a
Hơn 20 năm, ông Chu Văn Chìu (SN 1953, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) rời bỏ thôn xóm vào rừng sống kiếp nguyên thủy. "Người rừng” ấy trước đây có vợ, nhưng vì bất hòa trong cuộc sống hàng ngày, ông đã đau khổ và tuyệt vọng trốn biệt vào khu rừng Đán Lạ (thôn Khun Mạ, xã Kiên Đài) và không trở về.
a
Sống trong rừng 32 năm, gia đình A Sáng (tên thật là Gịp A Dưỡng), người thôn Hải Thủy, xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Khi A Sáng 50 tuổi, anh đã có 32 năm sống giữa rừng. Nguồn ảnh: Pháp luật TP. HCM.
a
Nhà nghèo, từ nhỏ A Sáng đã lên rừng lấy nhựa thông về bán. Rừng xa, ban đầu mỗi tuần anh về nhà một lần, rồi nửa tháng, rồi có khi ở hẳn nhiều tháng không về, chỉ xuống bãi bán dầu rồi lại trở lên. Từ năm 1982, anh ở lại hẳn trong rừng. Nguồn ảnh: Pháp luật TP. HCM.

Theo kienthuc.net

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.