Cung đường mùa xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có ai miên man đi trong tất tả cuối năm chợt giật mình thấy đường phố hôm nay rất lạ? Con đường ta qua biết bao lần, ngỡ như nó vô tâm trước vui buồn cuộc sống thì hôm nay cũng tưng bừng đón xuân về. Một mùa xuân mới hiện diện trên khắp các ngả đường. Những chậu hoa tươi, những bonsai, những xanh đỏ rợp con phố cũ đang theo người mang xuân đi khắp nẻo quê hương.
  Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Những vạch kẻ đường đã được tô sơn lại. Không chỉ là những vạch chỉ đường trong bảng quy ước các tín hiệu giao thông, nó trở nên lung linh, phả hơi xuân vào từng con phố. Tôi đi dạy xa nhà, ngày ngày thường xuyên tham gia giao thông nên thường để ý những biển báo và vạch kẻ đường. Tôi nhớ nhất là đoạn đường bị xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông đến mức mùa mưa năm ấy đã có lần người dân ven đường tự cắm biển cảnh báo ngay cạnh một “ổ voi” bằng 2 chữ “ao cá”. Cho đến khi đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng và hoàn thành, đoạn đường này đã được khoác trên mình tấm áo nhựa mịn như nhung khiến ai ai đi qua đây cũng hân hoan. Nhưng cô bạn đi cùng xe với tôi chỉ thực sự reo lên khi chúng tôi đi đến đoạn đường đã được kẻ những vạch sơn mới. Nếu đơn thuần chỉ để nối những chuyến đi thì con đường dường như vô tri vô giác. Nhưng những vạch kẻ ấy lại khiến nó như có tâm hồn. Và con đường lại lung linh mỗi dịp xuân về khi những vạch kẻ đường được thay đổi màu sơn mới. Để rồi, dù bạn có vô tâm, bận rộn đến mức nào thì vẫn kịp nhận ra xuân đang rộn rã ngay trên chính con đường mình đi qua.
Như thông lệ, cuối năm, người người, ngành ngành, nghề nghề đều hối hả. Người xa quê gom nhớ nhung vào vội vã-vội vã hoàn tất công việc để lên đường về quê sum họp gia đình. Con đường về quê xa tít tắp khi khó khăn chồng chất khó khăn trong từng tấm vé tàu xe. Người ta cứ nôn nao rằng biết bao giờ mới được trở về con ngõ nhỏ, nơi mẹ già ngày đêm vò võ mong chờ. Tôi còn nhớ cảm xúc vui sướng tràn trề trên từng hàng cây của con đường tôi đi. Con đường vào xuân từ khi tôi được trở về với mẹ hay lòng mình se sẽ xuân như thế, để ngập tràn niềm vui trên khắp các ngả đường. Xuân quê hương đang ngập lòng những người xa xứ, để rồi cung đường nào cũng đượm hương của mùa xuân, giản dị như mùi trầu cay của bà, mùi vôi sơn lại ngôi nhà của bố, mùi hành kiệu thơm trong vại dưa của mẹ. Những cung đường mang sắc xuân quê hương.
Tôi lại đi trên những con đường. Trong từng xóm nhỏ, người ta đang quét tước, dọn dẹp, vun cành lá khô thành đống để đốt lửa sưởi ấm cho những ngày lạnh giá còn sót lại. Hay là họ đốt lên những đốm lửa hồng cho đường làng ngõ xóm ấm hơi xuân, như bao năm nay vẫn thế? Và cũng ở những xóm nhỏ này, chỉ nay mai thôi, trên những cung đường sẽ là hình ảnh sục sôi những nồi bánh chưng xanh. Tết đã đến, xuân đã về trên khắp các ngả đường ngõ xóm lung linh…
 THUẬN ÁNH

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...