Covid-19 xâm nhập não người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những triệu chứng đau đầu, lú lẫn và mê sảng ở một số người mắc Covid-19 được cho là dấu hiệu vi rút SARS-CoV-2 đã xâm nhập não bệnh nhân.

Mô hình minh họa sự kết hợp của SARS-CoV-2 vào thụ thể của một dạng protein, giúp nó xâm nhập tế bào người - Ảnh: Shutterstock
Mô hình minh họa sự kết hợp của SARS-CoV-2 vào thụ thể của một dạng protein, giúp nó xâm nhập tế bào người - Ảnh: Shutterstock


Covid-19 là bệnh viêm đường hô hấp do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát, đa số các triệu chứng bao gồm ho, sốt, khó thở và trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân bị viêm phổi hoặc tệ hơn nữa là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Tuy nhiên, theo báo cáo mới, vi rút này được xác định có khả năng tấn công trực tiếp vào não người.

Tế bào não bị đoạt dưỡng khí

Sau thời gian SARS-CoV-2 tiến hóa và lan khắp toàn cầu, các bác sĩ lần lượt bổ sung những triệu chứng mới có liên quan đường tiêu hóa và gần đây là thần kinh. Kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất do nhà miễn dịch học Akiko Iwasaki của Đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu đã phát hiện vi rút này không những đủ sức xâm nhập mà còn có khả năng sao chép và nhân rộng bên trong não người bệnh. Về cơ bản, sự hiện diện của chúng đẩy các tế bào não xung quanh vào tình trạng thiếu hụt ô xy, gây ra các triệu chứng trên.

Trước đây, các bác sĩ vẫn cho rằng ảnh hưởng thần kinh đối với khoảng 50% số bệnh nhân mắc Covid-19 có lẽ là kết quả của phản ứng miễn dịch bất thường, bắt nguồn từ hội chứng phóng thích ào ạt một nhóm protein gọi là cytokine, gây viêm não. Họ không nghĩ đây là tác động trực tiếp của vi rút SARS-CoV-2. AFP dẫn lời giới chuyên gia cho rằng SARS-CoV-2 có thể chọc thủng hàng rào máu não (cấu trúc bao bọc các mạch máu não để ngăn chặn vi rút từ máu xâm nhập hệ thần kinh trung ương), tương tự như vi rút Zika vốn gây tổn hại đến não thai nhi.

Chứng cứ vi rút trong não

Để trả lời nghi vấn trên, bác sĩ Iwasaki và cộng sự thực hiện 3 cuộc thí nghiệm: đầu tiên cho lây nhiễm vi rút cho não thu nhỏ được nuôi trong phòng thí nghiệm, thứ hai là lây nhiễm cho chuột và cuối cùng là kiểm tra mô não của những bệnh nhân tử vong vì Covid-19. Trong trường hợp não thu nhỏ, đội ngũ khoa học gia phát hiện SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm các tế bào thần kinh, trước khi chiếm đoạt cơ chế tự sao chép của tế bào. Hậu quả là các tế bào nhiễm Covid-19 thúc đẩy sự tử vong của những tế bào đồng loại xung quanh bằng cách gây tắc nghẽn nguồn cung cấp dưỡng khí của chúng, theo tờ The New York Times.

Kế đến, họ quan sát 2 nhóm chuột đã được can thiệp gien để vi rút SARS-CoV-2 chỉ xuất hiện ở phổi hoặc não. Kết quả cho thấy nhóm bị nhiễm phổi xuất hiện tổn thương phổi, trong khi nhóm còn lại nhanh chóng sụt cân và chết. Đây được cho là bằng chứng cho thấy nguy cơ tử vong có thể tăng cao nếu SARS-CoV-2 xâm nhập não thành công. Cuối cùng, họ kiểm tra não của 3 nạn nhân tử vong do Covid-19 và phát hiện chứng cứ của vi rút trong não của họ. Điều bất ngờ hơn là những khu vực bị nhiễm vi rút không hề có dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện can thiệp của các tế bào miễn dịch. Trong trường hợp vi rút khác như Zika, các tế bào miễn dịch lập tức lao đến khu vực bị tiêu diệt các tế bào đã mắc bệnh.

Trong khi đó, một báo cáo khác do các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge và Quỹ tín thác y tế quốc gia Barts (Anh) thực hiện cũng đưa ra kết luận tình trạng biến chứng thần kinh ở một số bệnh nhân là do Covid-19, theo nguồn trên website của Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

 


Ảnh hưởng đến tim

Một báo cáo đăng trên cổng thông tin mở bioRXiv đã trình bày kết quả nghiên cứu gây sốc. Khi quan sát các tế bào tim trên đĩa thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện vi rút SARS-CoV-2 dường như đã “chẻ” các sợi cơ tim thành những mảnh nhỏ bằng nhau. “Điều mà chúng tôi thấy hoàn toàn bất thường”, theo đồng tác giả báo cáo - tiến sĩ Todd McDevitt của Viện Gladstone ở bang California (Mỹ). Phát hiện mới được cho có thể giải thích cơ chế gây tổn hại tim của bệnh Covid-19.


Theo THỤY MIÊN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.