Công ty Thủy điện Ia Ly vận hành an toàn trong mùa mưa bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm nay, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San không phải xả lũ khẩn cấp, đảm bảo vận hành an toàn nhà máy, hồ đập. Đồng thời, lượng nước tích ở các hồ chứa dồi dào để cung cấp cho việc phát điện.
Trên tuyến sông Sê San có gần 10 nhà máy thủy điện lớn nhỏ, trong đó có 3 nhà máy do Công ty Thủy điện Ia Ly quản lý, vận hành. Công ty Thủy điện Ia Ly đã thành lập Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và mỗi nhà máy cũng có đội xung kích để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Ông Đoàn Tiến Cường-Giám đốc Công ty Thủy điện Ia Ly-cho biết: Mặc dù thời tiết năm nay thuận lợi, lượng nước về các hồ chứa nhiều, nhưng việc phát điện không phải là ưu tiên số 1. Theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì Công ty phải đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình, đập và vùng hạ du; cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh, môi trường. Một trong những lý do sắp xếp thứ tự ưu tiên cung cấp nguồn nước như vậy là năm nay vùng hạ du có nhiều đơn vị đang tổ chức thi công các hạng mục của Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng.
Theo ông Nguyễn Nguyên Thy-Quản đốc Phân xưởng Thủy công, từ đầu tháng 9 đến nay, có 3 cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến lưu vực 2 hồ chứa Plei Krông và Ia Ly. Cụ thể, từ ngày 11 đến 13-9, do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 5 đã gây mưa lớn trên diện rộng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lưu vực sông Krông Pô Cô và sông Đak Bla đã xuất hiện lũ. Lưu lượng nước về hồ chứa Plei Krông lúc lớn nhất đạt 3.457 m3/s, tương ứng với mực nước hồ ở cao trình 551,85 m, thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ là 17,65 m, trong khi mực nước dâng bình thường là 570 m. Tổng lượng nước về hồ trong đợt lũ là 214 triệu m3. Đối với hồ Ia Ly thuộc lưu vực sông Đak Bla và nhánh sông Ya Sir, lưu lượng nước về hồ lớn nhất là 2.600 m3/s, ứng với mực nước hồ 509,92 m, thấp hơn mực nước đón lũ là 1,28 m. Tổng lượng nước về hồ trong đợt này là 103 triệu m3 nên hồ Ia Ly không xả lũ.
Cán bộ, nhân viên Phân xưởng Thủy công thực hiện việc giám sát lũ, điều tiết vận hành hồ chứa. Ảnh: Hoàng Anh Phượng
Cán bộ, nhân viên Phân xưởng Thủy công thực hiện việc giám sát lũ, điều tiết vận hành hồ chứa. Ảnh: Hoàng Anh Phượng
Tiếp đến gần cuối tháng 9, xuất hiện cơn bão số 6 gây mưa lớn trên diện rộng nên lưu vực sông Krông Pô Cô và sông Đak Bla xuất hiện lũ. Đối với hồ chứa Plei Krông, tổng lượng nước về hồ đợt này là 145 triệu m3. Kết quả vận hành xả lũ trong đợt này là không xả tràn. Đối với hồ chứa Ia Ly, tổng lượng nước về hồ trong đợt lũ này là 64,692 triệu m3. Trong đợt này, hồ Ia Ly vận hành theo chế độ giảm lũ cho hạ du, không xả tràn mà huy động tối đã công suất 4 tổ máy để cắt lưu lượng đỉnh lũ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, lượng nước về hồ vẫn ở mức cao từ 700 đến 850 m3/s, lớn hơn lưu lượng nước khi 4 tổ máy chạy hết công suất nên tiến hành xả để đảm bảo mực nước hồ không vượt quá mực nước cao nhất trước lũ. Lưu lượng xả cũng chỉ 445 m3/s.
Cũng theo ông Nguyễn Nguyên Thy, mùa mưa lũ năm nay không có áp lực vì nước lũ về các hồ không lớn. Căn cứ vào bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cung cấp và tình hình thực tế lưu lượng nước đến các hồ chứa Plei Krông, Ia Ly, Công ty đã tính toán hợp lý việc điều tiết vận hành các tổ máy cũng như xả nước điều tiết qua cửa xả tràn để đảm bảo mực nước thượng lưu tại 2 hồ này theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa.
Qua các đợt điều tiết, xả lũ vận hành phát điện trong suốt mùa mưa lũ năm nay đã không xảy ra bất cứ thiệt hại nào về tài sản, tính mạng của người dân, không gây ảnh hưởng đến quá trình thi công Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng. Đến đầu tháng 11, tổng sản lượng điện của 3 nhà máy Plei Krông, Ia Ly, Sê San 3 là 3,912 tỷ kWh. Trong đó, Nhà máy Plei Krông đã hoàn thành kế hoạch sản xuất 369 triệu kWh vào ngày 6-11, Ia Ly là 2,646 tỷ kWh và Sê San 3 là 926 triệu kWh. Như vậy, kết thúc mùa mưa bão năm nay, Công ty Thủy điện Ia Ly gặp thuận lợi lớn về nguồn nước, kể cả việc dự trữ phục vụ việc phát điện cho mùa khô năm tới.
HOÀNG ANH PHƯỢNG

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này