Công bố danh sách đề cử giải Sách Quốc gia lần thứ 5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 22/9, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố danh sách 26 đề cử Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 5. Trong danh sách đề cử có những cuốn đáng chú ý như “Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu”.

Cuốn “Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu”. (Ảnh: Ban tổ chức giải cung cấp)
Cuốn “Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu”. (Ảnh: Ban tổ chức giải cung cấp)


Đây là giải thưởng do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, nhằm lựa chọn những cuốn sách có giá trị về nội dung và thẩm mỹ. Giải thưởng cũng là sự khích lệ, động viên đối với những người hoạt động trong ngành xuất bản, cổ vũ đội ngũ tác giả, dịch giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và những người sáng tác cống hiến thêm nhiều tác phẩm hay, có giá trị cho bạn đọc.

Trong danh sách đề cử giải Sách Quốc gia lần thứ 5 có những cuốn đáng chú ý như “Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tác phẩm nghiên cứu do Alain Ruscio thực hiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Bác Hồ (2/9/1969-2/9/2019); “FDI - Nhiệm vụ kép trong bối cảnh mới” của TS Phan Hữu Thắng (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật liên kết Công ty Cổ phần Sách Alpha), bàn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) trong quỹ đạo thị trường mở cửa hội nhập quốc tế; “Lịch sử đồng tiền Việt Nam” (Nhà xuất bản Hồng Đức) của nhiều tác giả, do TS Đào Minh Tú chỉ đạo biên soạn, là công trình khoa học đồ sộ, toàn diện về các loại tiền, ý nghĩa kinh tế-xã hội của mỗi đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

 

 Cuốn
Cuốn "Văn minh vật chất của người Việt".


Về sách nghiên cứu văn hóa và lịch sử, có thể kể đến một số cuốn như “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Tôn giáo) của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân; “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” (Nhà xuất bản Thế giới liên kết Công ty Cổ phần Thái Hà) của tác giả Lê Quang Định; dịch giả: Phan Đăng; “Trống đồng Kính Hoa-Bảo vật quốc gia Việt Nam” (Nhà xuất bản Thế giới) của GS.TS Trịnh Sinh, KS Nguyễn Văn Kính; “Lược sử Trung Quốc họa” (Nhà xuất bản Mỹ thuật) của Tạ Duy; “Văn minh vật chất của người Việt” (Nhà xuất bản Thế giới liên kết Công ty Cổ phần Zenbooks) của tác giả: Phan Cẩm Thượng…
 

“Cà Nóng chu du Trường Sa”.
“Cà Nóng chu du Trường Sa”.


Trong danh sách đề cử giải lần này, nhiều tác phẩm ở lĩnh vực văn học là dành cho thiếu nhi hoặc do tác giả nhỏ tuổi viết, như “Cá voi Eren đến Hòn Mun” của tác giả Lê Đức Dương hay “Cà Nóng chu du Trường Sa” của tác giả Bùi Tiểu Quyên đều của Nhà xuất bản Kim Đồng, hay bộ sách “Người sao chổi” của tác giả 11 tuổi Cao Việt Quỳnh.

Ngoài ra, trong danh sách đề cử còn có sách thuộc các lĩnh vực y tế, khoa học, lịch sử, tâm lý… có giá trị khoa học và thực tiễn, mang tính ứng dụng cao, được đầu tư công phu về thời gian, công sức…

Theo LINH KHÁNH (NDO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.