Nhiều bậc cha mẹ lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tết dài ngày của con là một chuyến về quê đầy ý nghĩa sau khi con trẻ ‘thoát’ khỏi những áp lực của chuyện thi cử, học hành.
Câu chuyện một nam sinh tự tử vì áp lực học hành từ cha mẹ tối ngày 1/4 đã bóp nghẹt trái tim của bao người. Nhưng thay vì tiếp tục chia sẻ, lan truyền, bình luận về sự việc đau lòng đó, người lớn, trước hết là những bậc cha mẹ, hãy làm ngay những gì có thể để con trẻ được sống đúng lứa tuổi, đúng khả năng và ước mơ của mình.
(GLO)- Nhiều lần đi ngang qua Biển Hồ và đập Tân Sơn, tôi thường thấy các bạn trẻ cắm trại qua đêm. Sáng sớm, khi đến đó, tôi vẫn cảm nhận được mùi khói mà họ đốt lửa đêm qua. Những chiếc lều còn nằm ven hồ mờ ảo trong sương.
(GLO)- Giao tiếp với con trẻ luôn quá trình mà bất kỳ người lớn nào cũng cần phải cẩn trọng. Bởi chỉ cần một lời nói không chuẩn mực, một câu đùa ác ý cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và nhận thức của trẻ.
(GLO)- Đó là tựa đề của một bài đọc trong sách giáo khoa mà tôi từng được học từ thuở bé. Câu chuyện kể về cậu bé Hùng dùng than đen vẽ lên bức tường vôi trắng của nhà trường hình con ngựa đang leo núi. Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi, hỏi bác nhìn xem con ngựa của mình vẽ có đẹp không. Và câu trả lời mà cậu bé nhận được từ người bác có ngụ ý “đẹp mà không đẹp“. Đẹp ở tranh, còn không đẹp ở chỗ bức tường đã bị Hùng vẽ bẩn.
(GLO)- Các cặp vợ chồng ngày càng sinh ít nên con cái được chăm sóc, dạy dỗ cẩn thận hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít gia đình nuông chiều con quá mức, đặc biệt khi chung sống ở những gia đình liên thế hệ. Điều này không những cản trở sự phát triển tự nhiên mà còn khiến cho trẻ khó tự lập, thiếu kỹ năng tự chịu trách nhiệm khi lớn lên.
(GLO)- Công việc hàng ngày cho tôi cơ hội tiếp xúc thường xuyên với con trẻ. Vì vậy, tôi thường quan sát hành động, tìm hiểu tâm lý trẻ ở từng độ tuổi, một phần vì tôi cũng làm mẹ và muốn đồng hành cùng con.
Ngày 12.11, Công an H.Phú Giáo (Bình Dương) đã có thông tin liên quan đến cái chết của hai vợ chồng trong bồn kim loại dùng để chở phân heo ở xã An Linh (H.Phú Giáo).
(GLO)- Cái gọi là kỹ năng sống có lẽ không có trong “từ điển“ của những đứa trẻ nhà nghèo, bởi đó vốn đã là điều cơ bản, thực tế, hiển nhiên mà chúng phải thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Đơn giản nhất, mỗi sáng khi thức dậy, trẻ phải tự mình gấp chăn màn rồi mới tiến hành vệ sinh cá nhân. Xong việc, quay ra tự ăn sáng và dọn dẹp nhà cửa. Nếu đứa trẻ tầm 6-7 tuổi thì việc nấu ăn cũng không là ngoại lệ.
(GLO)- Không khó để bắt gặp trong các quán cà phê, quán ăn hình ảnh những đứa trẻ ngồi dán mắt vào chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng. Cha mẹ ngồi bên cạnh cũng mải mê trò chuyện với bạn bè hoặc cũng có riêng một không gian khác trong màn hình điện thoại. Bữa ăn, cuộc cà phê của gia đình cứ thế bắt đầu và kết thúc trong im lặng, giao tiếp giữa các thành viên bị hạn chế đến mức tối đa. Từ lúc nào, sự ồn ào của con trẻ đã trở thành nỗi phiền phức với phụ huynh cũng như những người xung quanh...
Cuộc khảo sát mới công bố cho thấy chỉ số hạnh phúc của học sinh tiểu học ở Hồng Kông giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu là do cha mẹ gây áp lực về chuyện học hành.
Các con đang bị “nhốt“ trong các lớp học thêm, năng khiếu. Các con đang đốt từng ngày hè trong màn hình công nghệ. Để rồi con chẳng phân biệt được con trâu hay con bò, chẳng bao giờ tận hưởng cảm giác chạy nhong nhong trên cánh đồng lộng gió… Vậy thì, chúng ta sao chẳng nhanh tay mua “một vé đi tuổi thơ“ cho con trẻ?
Đi du lịch cùng trẻ nhỏ là “thử thách“ không phải bậc cha mẹ nào cũng xử lý được, đặc biệt là trên các chuyến bay đường dài. Dưới đây là một số “mẹo“ bạn nên bỏ túi.
(GLO)- Tôi từng đọc ở đâu đó một câu chuyện rất thú vị rằng: Có một người mẹ thấy con trai lên 5 tuổi cầm hai quả táo. Vì muốn thử lòng con trẻ, chị chìa tay ra xin thử một quả. Đứa trẻ nhìn mẹ rồi liền cắn mỗi quả táo một miếng.
Có khi đứa trẻ cảm nhận quyển sách bằng cả môi - răng và sự cào cấu móng vuốt. Nhưng tập sách đầu tiên trong đời con vẫn là tập sách đẹp nhất dù quăn queo bìa và lỗ chỗ những nơi giấy bị bào mòn rách góc.