Chỉ số hạnh phúc của học sinh giảm sút vì cha mẹ gây áp lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc khảo sát mới công bố cho thấy chỉ số hạnh phúc của học sinh tiểu học ở Hồng Kông giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu là do cha mẹ gây áp lực về chuyện học hành.

Học sinh tiểu học Hồng Kông thừa nhận chịu nhiều áp lực về việc học từ phía cha mẹ (Ảnh chụp màn hình South China Morning Post)
Học sinh tiểu học Hồng Kông thừa nhận chịu nhiều áp lực về việc học từ phía cha mẹ (Ảnh chụp màn hình South China Morning Post)



Đáng chú ý là Chỉ số Hạnh phúc Trẻ em Hồng Kông (HKCHI) của học sinh tiểu học lớp 4 (9 tuổi) giảm nhiều nhất, trong năm học 2017 - 2018, theo tờ South China Morning Post.

Giáo sư Ho Lok-sang - Giám đốc trung tâm khảo sát thuộc Học viện Châu Hải - gọi đây là sự sụt giảm “bất thường” bởi vì khảo sát của năm trước cho thấy học sinh tiểu học hạnh phúc hơn.

“Thông thường, trẻ em càng lớn lên thì mức độ hạnh phúc có xu hướng giảm dần vì có thêm nhiều áp lực và ảnh hưởng từ giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, con số trong năm học 2017 - 2018 cho thấy cha mẹ đóng vai trò then chốt, gây áp lực quá nhiều cho con trẻ kể từ lúc bắt đầu vào trường tiểu học, thậm chí từ mẫu giáo”, giáo sư Ho, người đứng đầu cuộc khảo sát, lưu ý.

Cuộc khảo sát được tiến hành với 1.744 học sinh từ lớp 4 đến lớp 6 và 1.767 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 tại 19 trường học trong giai đoạn tháng 4-6.2018. Các học sinh sẽ đánh giá chỉ số hạnh phúc theo mức từ 0 đến 10.


Riêng HKCHI của học sinh lớp 4 giảm từ 7,3 trong năm học 2016 - 2017 xuống 6,94 (2017 - 2018).

Theo giáo sư Ho, ngoài áp lực từ cha mẹ, trẻ em còn phải đối mặt với nhiều áp lực khác từ bạn bè, môi trường lớp học và xã hội.

Nữ công chức 40 tuổi tên Emily Yuen cho hay kể từ lúc lên lớp 4, con trai của bà phải chịu nhiều áp lực về việc học tập, nhất là khối lượng bài tập về nhà quá lớn. Bên cạnh đó, nhà trường còn phân chia lớp chuyên và không chuyên khiến các em gặp nhiều áp lực, trong khi cô giáo luôn thúc ép học sinh phải đạt thành tích cao.

Bà Yuen chia sẻ chính các bậc phụ huynh cũng chịu nhiều áp lực từ chuyện học hành của con cái.

Phúc Duy (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

“Cảm giác cô đơn và nhớ nhà bỗng dịu nhẹ hơn nhờ những lần gặp gỡ đồng hương, trò chuyện, tay bắt mặt mừng, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt… trên đất Hàn”, Phương Loan (du học sinh Hàn Quốc) tâm sự trong những ngày cận Tết ở nước bạn.

Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

(GLO)- Mỗi trẻ sinh non, nhẹ cân là một “chiến binh tí hon”. Để những “chiến binh tí hon” ấy có một tương lai tươi sáng không chỉ cần sự tận tụy của đội ngũ y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai mà còn là sự kiên trì cố gắng của gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng.

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trước những thông tin giá đỗ trên thị trường bị "ngâm tẩm" chất cấm gây hại cho sức khỏe, trào lưu tự làm giá đỗ tại nhà bất ngờ hot trở lại. Trong các hội nhóm làm giá đỗ, chị em "rần rần" chia sẻ cách làm giá đỗ "ngon - bổ - rẻ" tại nhà, thu hút hàng nghìn lượt tương tác trong thời gian ngắn.