Con trẻ nào tội tình chi!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi ly hôn, người lớn tìm được hạnh phúc riêng, chỉ có đứa con chung của họ phải gánh chịu tổn thương bởi sự giành giật hơn thua của cha mẹ. Câu chuyện được kể lại bởi luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM.
Ông Q. (ngụ quận 11, TP HCM) và bà Y. (ngụ quận Đống Đa, TP Hà Nội) chính thức ly hôn vào tháng 3-2011, khi K. - con chung của họ - được gần 2 tuổi. Bản án khép lại, TAND quận Đống Đa (TP Hà Nội) giao cho bà Y. quyền nuôi con, ông Q. có nghĩa vụ cấp dưỡng và được quyền đi lại thăm nom. Cả hai đều đồng thuận với phán quyết của tòa án.
Nghi án bị bố và mẹ kế bạo hành
Thương con sớm phải chịu nhiều thiệt thòi, bà Y. tạo điều kiện cho K. được gặp bố thường xuyên. Hằng tuần, ông Q. chủ động đón con về nhà chăm sóc. Một thời gian sau, ông Q. chuyển vào TP HCM ở và lập gia đình mới. Lúc này, K. chỉ được gặp bố vào dịp nghỉ hè hằng năm.
Tháng 6-2017, ông Q. đón K. vào TP HCM nghỉ hè. Một tháng sau, khi bà Y. muốn đón con về lại Hà Nội để chuẩn bị cho học kỳ sắp tới thì bị ông Q. từ chối. Người mẹ tức tốc bay vào TP HCM để tìm gặp con.
Khác với suy nghĩ của bà, sau 1 tháng ở với bố, K. lanh lợi, hoạt bát hơn rất nhiều. Nhìn con vui vẻ, khỏe mạnh, bà Y. vui thầm, quyết định để con tiếp tục ở lại TP HCM thêm một thời gian, hy vọng môi trường sống mới sẽ tốt hơn cho con.
Tuy nhiên, tháng 3-2018, trong một lần vào TP HCM thăm con, bà Y. phát hiện trên người con có nhiều vết bầm tím. Gặng hỏi thì K. cho biết do không hoàn thành bài tập, K. bị mẹ kế đánh. Bà Y. yêu cầu ông Q. để con quay lại Hà Nội nhưng ông không đồng ý.
Thời gian sau, bà Y. nhiều lần liên lạc với chồng cũ để gặp con nhưng đều bất thành. Nghĩ ông Q. đang cố tình ngăn cách tình cảm mẹ con, bà Y. vào TP HCM tìm con. Tháng 8-2019, bà Y. gặp con và phát hiện K. tiếp tục bị mẹ kế đánh do nghi ngờ ăn cắp đồ của gia đình. Đến tháng 9-2019, bà lại nhận được thông tin K. bị bạo hành với nhiều vết bỏng và bầm tím trên cơ thể.
"Con muốn sống với bố"
Sự việc được cô giáo chủ nhiệm nơi cháu đang theo học phát hiện. Nhìn những vết bỏng rộp nước, những vết lằn bầm tím vì roi trên da thịt non nớt của đứa trẻ 9 tuổi, cô giáo không cầm được nước mắt, nhờ đến cơ quan có thẩm quyền có biện pháp bảo vệ K.
Tại Công an phường 15 (quận 11), ông Q. khai nhận chính mình là người đánh con, vì K. lười biếng, hay nói dối. Bức xúc với cách dạy con của ông Q., bà Y. đề nghị các cơ quan chức năng cách ly K. ra khỏi môi trường hiện tại và điều tra làm rõ sự việc.
Thế nhưng khi được hỏi, K. lại cho biết: "Con muốn ở với bố".
Bà Y. cho rằng ông Q. đã dạy con những điều không tốt về mẹ, để con xa lánh mẹ, uy hiếp con để thay đổi nguyện vọng... Bà làm đơn gửi cơ quan chức năng quận 11 đề nghị thi hành bản án của TAND quận Đống Đa, giao con cho mẹ.
Sự việc chưa được giải quyết thì ông Q. lại "tố" bà Y. và cha dượng của K. từng nhiều lần đánh đập, bạo hành K. ở Hà Nội. Ông khẳng định sẽ không "để yên" và họ sẽ gặp nhau ở một phiên xét xử khác để ông giành lại quyền nuôi con.
Những lần bà Y. bay vào TP HCM để gặp mặt chồng cũ và con là những lần họ cãi nhau không hồi kết. Lấy danh nghĩa của tình yêu và sự bù đắp, họ tranh giành bằng được đứa trẻ, không quan tâm đến những tổn thương, thiệt thòi con phải chịu từ khi bố mẹ ly hôn kéo dài đến tận hôm nay, mà nguyên nhân của những cuộc tranh giành, nói xấu nhau chỉ vì con.
Chưa biết phiên tòa xét xử giành lại quyền nuôi con sắp tới sẽ được giải quyết thế nào? Ai sẽ giành được quyền chăm sóc cho K. nhưng dù là bố hay mẹ thì ngoài K., mỗi người họ đều còn phải chăm lo cho tổ ấm mới của mình. 

Đừng giành cho có

Bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng dù còn rất nhỏ, con trẻ vẫn đã có suy nghĩ và cảm nhận riêng. Do vậy, khi giành quyền nuôi con, những người trong cuộc nên xem xét mọi khía cạnh, kể cả nguyện vọng của con. Phải đặt quyền lợi, hạnh phúc, cảm xúc của con lên ưu tiên hàng đầu.

"Vậy nên, nếu bố hoặc mẹ thấy mình không có điều kiện quan tâm đến con thì đừng vì sĩ diện mà giành giật quyền nuôi con hoặc ngăn cấm người cũ đến thăm và chăm sóc con. Sự lôi kéo, giành giật, nói xấu nhau của người lớn khiến con trẻ mất đi tình cảm và niềm tin vào cha mẹ" - bà Hồng chia sẻ.

TRẦN THÁI ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.