Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Khi phụ nữ là trụ cột gia đình

Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.

Tâm Nhi. ẢNH: NVCC
Tâm Nhi. ẢNH: NVCC

Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.

Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.

Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.

Kim Thoa. ẢNH: NVCC
Kim Thoa. ẢNH: NVCC

Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học.

Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.

Thay chồng gồng gánh gia đình

Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.

Những người phụ nữ như Ánh Nguyệt trở nên mạnh mẽ khi gia đình gặp biến cố. ẢNH: NVCC
Những người phụ nữ như Ánh Nguyệt trở nên mạnh mẽ khi gia đình gặp biến cố. ẢNH: NVCC

Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng.

Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể.

"Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.

Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.

Theo Kim Ngọc Nghiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng thuê trang phục - Vừa tiết kiệm lại được mặc đẹp

Thuê trang phục: Mặc đẹp, tiết kiệm

(GLO)- Không còn đổ xô mua sắm những bộ cánh đắt đỏ chỉ để mặc một lần rồi cất vào tủ, ngày càng có nhiều bạn trẻ ở Gia Lai lựa chọn dịch vụ thuê trang phục như một giải pháp thông minh, tiết kiệm và hợp thời.

Màn trình diễn võ thuật tuyệt đối điện ảnh

Màn trình diễn võ thuật tuyệt đối điện ảnh

(GLO)- Các màn biểu diễn võ thuật do lực lượng Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị vũ trang thực hiện là điểm nhấn ấn tượng trong sự kiện Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm diễn ra vào sáng nay (18-7) tại phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai.

Dựa vào khả năng và tính cách, nhiều thí sinh chủ động đăng ký vào các ngành học mới nổi, có tính ứng dụng cao và bắt nhịp xu hướng công nghệ hiện đại. Ảnh: Trần Dung

Xu hướng chọn ngành học: Từ truyền thống đến bắt nhịp xu hướng hiện đại

(GLO)- Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, việc lựa chọn ngành học chính là dấu mốc quan trọng đối với các bạn học sinh. Bên cạnh các ngành truyền thống vốn được xem là ổn định, nhiều thí sinh bắt đầu quan tâm đến những ngành mới, có tính ứng dụng cao và bắt nhịp xu hướng công nghệ hiện đại.

Lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tuy Phước Đông hỗ trợ người cao tuổi lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Ảnh: Xuân Vinh

Xã Tuy Phước Đông hỗ trợ người cao tuổi lập hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(GLO)- Sáng 17-7, tại Nhà văn hóa thôn Kim Tây, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tuy Phước Đông phối hợp cùng Phòng Văn hóa - Xã hội xã và Đồn Biên phòng Nhơn Lý tổ chức ra quân hỗ trợ người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định.

Người trẻ về quê lập nghiệp

Giới trẻ về quê lập nghiệp

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ quyết định rời thành phố lớn để quay về quê lập nghiệp. Họ chủ động lựa chọn công việc phù hợp để được sống gần gia đình, đồng thời mong muốn có thể đóng góp cho quê hương.

Chị Nguyễn Bích Ngọc (nghệ danh A Fishy Bit) lan tỏa âm nhạc mộc mạc giữa thiên nhiên.

Cô gái gen Z thả hồn vào âm nhạc giữa thiên nhiên Phố núi

(GLO)- Không cần ánh đèn sân khấu, cô gái gen Z Nguyễn Bích Ngọc (nghệ danh A Fishy Bit) tự do cất tiếng hát và thể hiện những sáng tác của mình giữa không gian xanh của núi rừng Gia Lai. Với chị, âm nhạc mộc mạc chính là cách để kể câu chuyện của chính mình.

Dù di chuyển, nói chuyện khó khăn nhưng Hữu (bìa phải) vẫn cố gắng đến tận nhà thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn.

Gia Lai: Góp sức trẻ lan tỏa yêu thương

(GLO)-Nhiều bạn trẻ "gen Z" lan tỏa yêu thương bằng những việc làm ý nghĩa, như điều phối suất ăn hay truyền cảm hứng học tập, cắt tóc miễn phí, hỗ trợ người khó khăn. Mỗi người một cách làm, nhưng điểm chung là sẵn sàng cho đi bằng những gì mình có...

Check-in núi-biển: Trào lưu mới của giới trẻ Gia Lai

Check-in núi-biển: Trào lưu mới của giới trẻ Gia Lai

(GLO)- Sau khi Gia Lai và Bình Định chính thức sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, vùng đất này không chỉ thay đổi về địa giới hành chính mà còn mở ra những hành trình trải nghiệm đầy cảm hứng. Trong đó, trào lưu check-in núi-biển đang trở thành xu hướng khám phá nổi bật của giới trẻ.

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.

Nam thanh niên 'đỡ đẻ' cho rùa

Nam thanh niên 'đỡ đẻ' cho rùa

Có một chàng trai trẻ lặng lẽ đào cát, nâng niu từng quả trứng rùa như những mầm sống kỳ diệu. Quốc Thái trở thành “hộ sinh” bất đắc dĩ giữa thiên nhiên hoang sơ, góp phần bảo tồn loài rùa biển đang bên bờ tuyệt chủng.