Con thằn lằn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếng đứa con hàng xóm khóc rống lên, đập nát buổi trưa yên tĩnh của khu chung cư. An bịt chặt tai cũng không thoát được tiếng khóc đó, đầu anh càng thêm nhức. Những con số khó khăn lắm mới chạy ngay hàng thẳng lối được dịp nhảy hết ra khỏi đầu. Không tập trung được, anh bỏ dở báo cáo thu chi, nhào ra xem có chuyện gì. Chắc tiếng con cô Năm nhà 23. Anh nhớ là thằng con anh vừa mới xin qua bên hàng xóm chơi.

Ở hành lang, thằng Bim con hàng xóm đang giãy đành đạch trên sàn. Nó đang xanh mặt cố hất con thằn lằn nhựa bám dính trên tay. Thằng con An đứng chống nạnh nhìn, cười khanh khách. Vợ anh đứng kế bên có vẻ thích thú. Thấy má thằng nhỏ lật đật chạy lại, vợ anh mới lẹ làng lên tiếng giả bộ la con. Thằng con xụ mặt không hiểu sao má vừa mới xúi mình nhát thằng nhỏ, giờ lại lớn tiếng. Mặt nó như cái bánh tiêu ngâm nước phình ra một đống, hậm hực thò tay lượm con thằn lằn nhựa dẻo về.

 

Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương

An đứng yên nhìn, không buồn đẩy lại cái gọng kính đang sắp tuột vì vội vã chạy. An thở dài, bất lực. Vợ anh giành quyền dạy dỗ con, bằng cái cách để thằng nhỏ ăn hiếp mấy đứa con nít quanh xóm. Vậy con mới khỏe, mới mạnh, mới không nhát như ai kia-vợ An hay hờn mát như thế mỗi khi anh có ý kiến. Riết rồi anh hết muốn nói. Đành để mặc cho cô muốn làm gì làm. Mặc cô rinh về nhà đủ thứ thằn lằn, rắn rết, bò cạp từ bằng kim loại cho đến loại nhựa ngâm nước cho trương phềnh lên để thằng con đem phá từ đầu làng tới cuối xóm. Mà anh cũng không có thời gian để phàn nàn. Anh còn việc xếp đống.

Vợ An nói An nhát, vì anh hễ thấy con thằn lằn ở cự ly gần là nhăn mặt như thể gặp kẻ thù. Thật sự thì An không sợ thằn lằn. Cái giống bò sát bốn chân trắng nhờ nhờ ấy chỉ làm anh ghét. Nhìn nó, những kỷ niệm lẩn khuất đâu đó trong mạch máu trỗi dậy, đẩy thịt da cộm lên đau nhói. Anh coi con thằn lằn như kẻ thù, nhưng dù vậy anh vẫn không bắt từng con giết cho hết mà để đó mặc cho chúng bò loanh quanh bắt muỗi trên tường nhà mình. Anh cho phép chúng tồn tại, trong tầm mắt của anh, để chúng nhắc anh không được phép quên quá khứ. Câu chuyện đau lòng của tuổi thơ, quên gì nổi.

Hồi đó, An còn sống dưới quê. Gần nhà có con nhỏ Út lúc nào cười cũng không thấy mắt nên “chết tên” Út Hí. An chỉ chơi với đám con trai, nhưng nhiều lần vì sức yếu nên bị đẩy ra rìa ngồi chơi với Út Hí. Nhỏ nhát hít, sợ đủ thứ. Sợ nhất là con thằn lằn. Chỉ cần thấy thằn lằn, dù ở xa tít trên trần nhà, nó đã tái mặt. Con thằn lằn mà rớt vô người là thôi rồi, Út Hí sẽ la um trời đất. Mấy lần bị đám con trai cầm thằn lằn dí, nó chạy hụt hơi. Nhìn con nhỏ mặt xanh lè, gần như nằm ra đất yếu ớt thở như con gà cúm, cả đám từ đó cạch không dám chơi ác. Chỉ lâu lâu buồn cầm cái đuôi thằn lằn quăng vô cho con nhỏ la dậy làng dậy xóm cho vui.

Có lần, vì ngứa mắt nên An đã quyết tâm tập cho Út Hí hết sợ thằn lằn. Đầu tiên cho con nhỏ làm quen với cái đuôi. Dù gì cái đuôi chỉ là khúc thịt không chân không mắt không miệng nhìn cũng đỡ ghê. Mất chừng mấy tuần, vì đã quen hay do mến An quá, Út Hí đã có thể ngồi sát rạt kế cái đuôi thằn lằn đang giãy nhiệt tình, dù trên trán nhỏ còn đổ mồ hôi ướt nhẹp, toàn thân cứng đờ không dám nhúc nhích. Được đà, An kiếm bắt con thằn lằn. Trời xui đất khiến sao bữa đó đám thằn lằn chắc biết chuyện nên trốn đi đâu sạch. An đành thò đầu ra sau vách ngăn buồng với bàn thờ, bắt đỡ con tắc kè con mới nở. An nắm bàn tay run như cầy sấy của Út Hí dí vô con tắc kè. Con tắc kè khôn trời thần, nãy giờ giả bộ nằm im ra giờ há miệng táp vô tay Út Hí. Nó cắn cứng ngắc, lắc kiểu gì cũng không nhả. Người ta nói tắc kè cắn thì trời gầm cũng không nhả. Nhỏ Út Hí mặt không còn hột máu nằm vật xuống đất, nhờ vậy con tắc kè chắc thấy tội nên nhả ra lủi mất. Kết quả, An bầm mông vì chơi dại, còn Út Hí thì sợ lũ thằn lằn gấp bội.

Lẽ ra, nhỏ Út Hí nhát hít đó giờ có thể đã trở thành cô giáo. Mà, đâu có được. Tự dưng ở đâu lòi ra mấy đứa nhỏ từ thành phố xuống chơi, đem theo đám đồ chơi dị hợm. Có con thằn lằn nhựa dẻo trong đó. Má Út Hí đi giúp việc nhà cho tụi nó, nhỏ cũng lẽo đẽo theo phụ. Không biết đứa nào nói mà tụi nó biết Út Hí sợ thằn lằn, rượt nhát tối ngày. Má Út Hí không bảo vệ con hoài được. Một bữa má đi chợ, Út Hí ở nhà vo gạo bị tụi nó quăng con thằn lằn nhựa vô người. Nhỏ trào nước mắt vung tay chân lia lịa mà con thằn lằn không rớt ra. Mặt trắng bệt, nhỏ buông rớt nồi cơm, ù chạy. Chạy ra tới mé mương, Út Hí trượt chân té xuống. Người lớn hay thì đã trễ.

Con nít lúc nào cũng được vô tội vì người ta hay lấy lý do còn nhỏ, không biết gì. Không có ai để bắt tội, cái chết Út Hí cũng chìm lẹ như cục đá thảy xuống nước. Chỉ có sóng ập vô lòng người, ở miết. Tụi thành phố cũng trở về thành phố, bán nhà không quay lại nữa. Lâu dần, nhiều người có thể quên nhưng An vẫn nhớ. Nhớ như in, mỗi khi thấy con thằn lằn. Nhớ cái má dính lọ nghẹ của Út Hí hồng lên mỗi khi chu mỏ nói: “Mai mốt lớn em sẽ làm cô giáo nè anh An”. Nhớ, là cay xè mắt. Thành ra thù con thằn lằn.

Vợ An không biết điều đó. Có biết chắc cô cũng quên. Thế giới của cô không dành cho mớ xa xưa cũ kỹ. Cô bận lo coi năm nay váy áo nào mốt, nên bày trò gì thì vui và ngày nào thì tới hạn đi đòi tiền góp. Nên cô có thể cười thích thú nhìn con nhát những đứa trẻ khác. Đó là khi người ta thấy mình là kẻ mạnh hoặc người ta nghĩ mình mạnh.

- Hồi xưa mẹ về quê có con nhỏ cũng sợ thằn lằn y chang thằng Bim. Mẹ với mấy anh quăng thằn lằn nhát nó hoài. Nhìn nó khóc mếu máo tếu lắm-Vợ An ôm con, cả hai cười ngặt nghẽo.

An nghe như có tiếng sét. Cơn chấn động làm cơ thịt anh run lên. Anh nén xuống, cố lấy lại bình tĩnh để từ ngữ thốt ra nghe như không có gì:

- Ủa quê em ở đâu, sao anh hổng nghe em nhắc? Rồi con nhỏ đó tên gì em nhớ hông?

- Quê em ở Kế Sách. Em về có một lần hà, rồi bán nhà dưới đó luôn-vợ An có vẻ ngạc nhiên khi bữa nay chồng để ý mấy chuyện này. Tưởng chồng có hứng thú với chuyện nhát con nít, cô cố lên giọng hào hứng-Con nhỏ tên gì ta… Cái gì mà Hí Hí nè!

- Út Hí!-An cắn vô môi để máu bật ra thành chữ. Trên tường, con thằn lằn mất đuôi tắc lưỡi buồn ngơ ngác.

Phát Dương

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null