Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ý niệm về không gian cư trú trong đời sống dân gian thường gắn kết với những bài học về luân thường đạo lý. Bắt đầu từ ca dao, tục ngữ, cái ngạch cửa thềm nhà bỗng ý vị với rất nhiều nhắn nhủ...
Câu chuyện trước thềm nhà. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG

Câu chuyện trước thềm nhà. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG

Từ quan niệm phong thủy...

Xa xưa, ông cha ta đã dựng nhà theo một nguyên tắc bất di bất dịch: sàn nhà bao giờ cũng cao hơn mặt sân, mặt đường. Để bước vào ngôi nhà, bao giờ cũng phải đi qua thềm nhà, mà ngày nay chúng ta thường gọi là bậc tam cấp.

Bậc tam cấp hay thềm nhà - ngạch cửa là vị trí nối liền giữa sân và nhà. Đây cũng là nơi kết nối và phân biệt các hoạt động của con người ở bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Khoảng không gian nhỏ bé nhưng phân chia rõ ràng hai không gian sống hoàn toàn khác biệt.

Vì thềm nhà thường có ba bậc, nên chúng ta quen gọi là tam cấp. Từ ngoài sân bước vào trong nhà, hay từ trong nhà bước ra sân, ra đường, qua ba bậc tam cấp, con người có hai cách ứng xử khác biệt giữa chốn riêng tư và mối quan hệ xã hội.

Ba bậc thềm nhà theo quan niệm người xưa là thiên - địa - nhân. Có nơi còn coi đó là ba bước phúc - lộc - thọ. Thường thì nhà chỉ xây ba bậc thềm, nhưng cũng có nhà lại xây 5 bậc thềm, đại diện cho Ngũ hành tương sinh: kim - mộc - thủy - hỏa - thổ. Thêm nữa, số 5 rơi vào chữ sinh theo quy luật: sinh - lão - bệnh - tử - sinh.

Cũng từ người xưa, con người sinh ra là một phần của vũ trụ. Thế giới tự nhiên được hình thành với 3 yếu tố, bao gồm thiên - địa - nhân. Cho nên, muốn làm việc gì đó thuận lợi thì phải đảm bảo các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Chính lẽ đó, phần tam cấp là không gian kết nối, chuyển giao giữa thiên nhiên và con người, cũng là khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp giữa đất, trời và người.

Với người Ê-đê ở Tây Nguyên, cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn với 7 bậc thang. Bên trái cầu thang, họ chạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú, tượng trưng cho sự nuôi dưỡng, no ấm. Cầu thang bên phải chạm hình con rùa, tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Người Ê-đê có tập tục khi bước lên cầu thang vào nhà dài, thường vịn vào “đôi bầu vú” được điêu khắc tỉ mỉ trên đầu cầu thang. Điều ấy thể hiện việc coi trọng văn hóa mẫu hệ Ê đê.

...đến bài học trong ca dao

Trong gần 15 năm lặn lội khắp mọi vùng quê xứ Quảng, tôi được học hỏi, tiếp thu bao điều hay, lẽ đẹp từ trí tuệ dân gian. Và nhờ đó, riêng về phương diện tinh thần, tôi cảm thấy gần gũi với các thế hệ ông cha, hiểu được một phần lời ăn tiếng nói và nỗi lòng của những lớp người đi trước.

Bậc thang vào nhà của người Cơ Tu. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG

Bậc thang vào nhà của người Cơ Tu. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG

Bắt nguồn từ cái bục/bậc/ngạch cửa, chúng ta có bài học sâu nặng về tình nghĩa, về cách sống. “Sáng ngày đem thóc ra phơi/Bước qua bục cửa nhớ lời mẹ cha”.

Vâng, phải là tình cảm dành cho cha mẹ trước hết, trước khi nghĩ đến tình riêng, nghĩ về người thương: “Rạng ngày đem lúa ra phơi/ Bước qua bậc cửa hỏi em ngồi nơi mô?”.

Có khi đó là câu hỏi của sự quan tâm, một nỗi băn khoăn không lời giải thích, vì một ẩn tình nào đó: “Tháng Mười buôn vải bán bông/ Bước qua bậc cửa mà lòng không yên”.

Và cũng có thể là một câu chuyện tình còn nhiều vướng bận của người góa phụ, khi chồng đã sớm qua đời, phận nàng vẫn phải chăm lo cho mẹ chồng. Để khi làm bất cứ điều gì cũng phải lo cho tròn đạo phụng dưỡng, dù biết người đàn ông nàng thương nhớ cũng trông chờ không kém: “Vai mang khăn gói qua sông/ Biết đâu ngạch cửa mẹ chồng nỉ non/Bớ người cách xã xa thôn/Con trăng kia đã lặn sao Hôm kia hãy chờ!”.

Người góa phụ tội nghiệp ấy, như bao phận đàn bà khác trót mang thân phận cái cò cái vạc. Họ luôn bị xã hội câu thúc, dồn ép, khó lòng thảnh thơi chọn đi theo con đường tình cảm riêng, bởi vì: “Đời người như thể bông hoa/Chưa qua bậc cửa đâu ra ngoài đường”.

Từ cái bậc cửa, cái tam cấp đến thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, không thể tránh những ngậm ngùi.

Nhưng trước hết, theo chúng tôi, cái bậc cửa, cái thềm nhà trong đời sống của bất cứ người Việt Nam nào sinh ra và lớn lên ở miền quê, cũng mang dấu ấn kỷ niệm khó phai của những ngày tháng tuổi thơ ngồi chờ mẹ đi chợ về: “Con ngồi đợi mẹ bên thềm/Chiều tan, chợ vãn, chớm đêm mẹ về/Lưng còng mấy ngõ đường quê/Tháng năm quang gánh chẳng hề thở than”.

Tôi đã là một đứa bé quê đợi mẹ bên thềm nhà như thế. Và bao năm lưu lạc tha hương, vẫn luôn mang theo hình ảnh mẹ già có những buổi chiều ngồi im lặng bên bậc tam cấp quạnh hiu chờ chồng...

Ở đồng bào các dân tộc thiểu số của Quảng Nam, từ người Cơ Tu, Bhơ’nong, Ca Dong, Xê Đăng, Giẻ Triêng hầu như ngôi nhà sàn nào cũng được xây dựng với 9 hay 11 bậc cầu thang. Họ luôn chọn số lẻ theo quy luật vào - ra - vào. Bởi có thế thì của cải chỉ có đi vào chứ không ra ngoài, nhờ vậy gia đình sẽ luôn no ấm, đoàn tụ…

Có thể bạn quan tâm

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.