‘Con muốn sống’: Người mẹ đơn thân khắc khổ mong gánh được bệnh cho con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu như các bệnh nhi ung thư ngày đêm đang gắng gượng vượt qua với những cơn đau thể xác thì người thân của các em lại càng đau đớn và bất lực khi chứng kiến con, cháu mình vật vã với bệnh tật để giành lấy sự sống.

Chúng tôi đến thăm những bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) vào một chiều nắng gắt cuối tháng 3. Những “chiến binh nhí" đa số từ 1 - 15 tuổi, không may mắc các bệnh như: ung thư máu, u nguyên bào thần kinh, ung thư não…, Đặc biệt, có những em nhỏ mới được vài tháng tuổi cũng bị những căn bệnh quái ác này hành hạ. Các em đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung nỗi đau bệnh tật và niềm khao khát sự sống.

Trong số những bệnh nhi ung thư mà chúng tôi gặp, nhiều người có con bị bệnh nhưng hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Hành trình chữa bệnh cho các cháu càng khiến gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ.

"Cuộc chiến" lâu dài với ung thư quái ác

“Con phải mạnh mẽ lên, trong đầu mình lúc nào cũng phải nói cố lên thì mới nhanh hết bệnh được", chị Nguyễn Thị Vi (43 tuổi, quê xã Đắk Cấm, TP.Kon Tum, Kon Tum) an ủi con trai Trần Nguyễn Huy Hoàng (12 tuổi) đang khóc vì vô thuốc điều trị ung thư dẫn đến cơ thể bị đau đớn.

Chị Vi kể, chị nhớ mãi chuyến xe khách Kon Tum - TP.HCM một buổi tối mùa hè cách đây 7 năm, chị ôm đứa con trai 5 tuổi đang sốt li bì vào lòng.

Chị Vi không có ý định bỏ cuộc trong cuộc chiến gian nan giành sự sống cho con trai. Ảnh: Uyển Nhi

Chị Vi không có ý định bỏ cuộc trong cuộc chiến gian nan giành sự sống cho con trai. Ảnh: Uyển Nhi

Chị Vi mang con vào TP.HCM với niềm tin rằng bác sĩ giỏi sẽ chữa dứt điểm cơn sốt của con trai đã dai dẳng mấy tuần lễ. Còn Hoàng, con trai chị, dù mệt nhừ nhưng vẫn không nguôi háo hức, bởi dù gì cũng nhờ bệnh mà lần đầu tiên trong đời được đến TP.HCM.

Nơi 2 mẹ con đặt chân đến là Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), từ đó bắt đầu những tháng ngày lấy bệnh viện làm nhà. Tại đây, bác sĩ kết luận Hoàng bị bệnh bạch cầu dạng Lympho (một dạng ung thư máu). Sau đó, Hoàng được chuyển qua Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để tiếp tục điều trị hóa chất.

“Nhận kết quả con bị ung thư máu, tôi rụng rời, khóc hết nước mắt. Trước giờ con ngoan, không ốm đau nên lúc nhận tin này tôi đau như đứt từng khúc ruột”, chị tâm sự.

Suốt quá trình chữa trị, Hoàng được chuyển qua duy trì và đến bệnh viện khám định kỳ. Tháng 11.2023, bệnh ung thư máu của Hoàng tái phát và nặng hơn khi Hoàng sốt dai dẳng, các khớp tay bị sưng và có dấu hiệu bị gãy.

Hai tuần "đánh thuốc" liều mạnh, cơ thể Hoàng phản ứng dữ dội. Cậu bé khó thở hơn, đau tức ngực, lở miệng, nôn ói nhiều, liên tục sốt cao…, Từ 34 kg, Hoàng sụt xuống còn chưa đầy 30 kg, tóc rụng hết.

Bé Hoàng khó nhọc trải qua 7 năm điều trị ung thư máu. Ảnh: Uyển Nhi

Bé Hoàng khó nhọc trải qua 7 năm điều trị ung thư máu. Ảnh: Uyển Nhi

Gia đình chị Vi thuộc hộ cận nghèo, vợ chồng chị đã chia tay nhau. Chị có 3 người con, đứa lớn học lớp 12, đứa giữa học lớp 8 và Hoàng là con út. 2 đứa con ở nhà được chồng chị phụ nuôi ăn học, còn Hoàng thì một mình chị Vi chăm sóc.

Ở quê, chị Vi làm mướn cũng bữa đói bữa no nên từ khi con bị bệnh, chị dừng việc đồng áng, khăn gói xuống bệnh viện chữa bệnh cho con. Theo chị Vi, tiền thuốc thang cho Hoàng mỗi tháng hết 15 - 20 triệu đồng. Để có tiền cho con điều trị, chị cầm cố tài sản và vay mượn đủ đường.

"Con phải mạnh mẽ lên…"

Thời gian đầu, chị Vi giấu không cho Hoàng biết để con yên tâm điều trị. Tuy nhiên, Hoàng đã lớn và hiểu chuyện nên chị tâm sự, nhắn nhủ con mạnh mẽ vượt qua.

Động viên con vậy, nhưng nỗi lo sợ con không đáp ứng điều trị vẫn ám ảnh chị Vi mỗi ngày. Chị chia sẻ, bản thân luôn cố gắng cứng rắn để lo cho con, song mỗi lần thấy bệnh nhi khác không qua khỏi, chị không kìm được nước mắt. Mỗi đêm nhìn con ngủ, người mẹ tủi thân, thương con thiệt thòi. Thời gian con ốm, chị Vi cũng xuống sức theo, mắt thâm quầng vì lo lắng và mất ngủ triền miên.

Chị Vi ngồi cuối giường, trầm tư. Nỗi đau của Hoàng hành hạ thể xác, còn với chị Vi, cái cảm giác bất lực không thôi giày vò, ám ảnh. “Có lần lấy máu xét nghiệm, lấy 1 lần 7 mũi kim nhưng không lấy được máu, tôi nhìn xót xa. Mỗi lần con vô thuốc, mình ước có thể gánh dùm con”, chị cho hay.

Chị Vi không ngừng rơi nuớc mắt khi nghĩ về con. Ảnh: Uyển Nhi

Chị Vi không ngừng rơi nuớc mắt khi nghĩ về con.

Ảnh: Uyển Nhi

Dù phải trải qua nhiều đau đớn do bệnh tật, những cơn sốt thập tử nhất sinh nhưng Hoàng luôn tỏ ra mạnh mẽ. Cậu thường an ủi khi thấy mẹ buồn, hứa lớn lên thật khỏe mạnh, kiếm tiền mua nhà mua xe cho mẹ. Đó là những lúc Hoàng đỡ mệt. Khi nào sức khỏe yếu, phải nằm một chỗ, cậu chỉ biết nắm tay mẹ thở dốc, ước không phải chịu nhiều đau đớn như thế.

Nghe mẹ nói chuyện, đôi tay Hoàng nhỏ xíu còn nguyên kim truyền tĩnh mạch, cầm lấy tay rồi tựa đầu vào vai mẹ. Chị Vi trìu mến, xoa xoa đầu con động viên: “Con phải mạnh mẽ lên, ráng nhanh khỏi bệnh nha”.

Mỗi tối, đẩy xe cho con đi dọc hành lang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nhìn ánh sáng từ các tòa nhà cao tầng, Hoàng thường đòi ra ngoài chơi. "Đến bao giờ con mới lại được đi công viên, được đi học như các bạn?", cậu bé thủ thỉ, trong khi người mẹ chỉ biết im lặng.

Những em nhỏ không may mắc bệnh ung thư, đã và đang khát khao níu giữ sự sống trong hành trình chiến đấu quá gian nan với bệnh nan y. Đa phần các em đều có gia cảnh ngặt nghèo. Bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật trong bài viết này, có thể liên hệ chị Nguyễn Thị Vi (mẹ cháu Hoàng) qua số điện thoại 0332840616.

Số tài khoản Nguyễn Thị Vi 5100205283411 - Ngân hàng Agribank chi nhánh TP.Kon Tum.

Chúng tôi được sự đồng ý của chị Vi trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho mẹ con chị vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.