"Cơ quan tôi không tiếp người quần loe tóc dài"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công việc đầu tiên của tôi khi nhận công tác tại Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai Kon Tum là đi... phát khẩu hiệu. Chú Phó Trưởng phòng tên là Tánh, ngắm tôi từ đầu tới chân xong hắng giọng: “Mai cháu đi cắt tóc, thay quần áo rồi đi phát cái này”.

“Cái này” mà ông nói là một đống giấy to lù lù kê trên tấm ván giữa phòng làm việc. Chiều ngang khoảng 30 cm, chiều dài khoảng 80 cm, giấy nâu một mặt nhám một mặt nhẵn, chữ đỏ rực nhưng vì in trên giấy nâu nên nó ngả sang đỏ bầm: “Cơ quan tôi không tiếp người quần loe tóc dài”. Trời ạ, tôi vừa tốt nghiệp đại học, lại từ Huế lên, quần loe là cái chắc, tóc dài là cái chắc, lại có hàm ria rất đẹp, là nhiều người khen thế chứ tôi thấy nó cũng bình thường. Thực ra thì tôi không để tóc dài vì không thích, thấy không hợp với mình, nó chỉ vừa trùm gáy, tóc dài đúng phải phủ vai, nhưng dưới mắt các bác lãnh đạo tôi hồi ấy, tóc tôi như thế là dài. Quần thì hồi ấy chỉ có một mốt duy nhất: loe, mặc với áo chẽn, lai bầu, đi đôi dép sapo dày gần 10 cm, cái ống quần loe phủ đôi sapo khiến mình cao hơn được một tí.

Tôi nhớ mình có tranh luận với chú Phó Trưởng phòng rằng: Chú ơi, tóc dài quần loe nó là mốt, là phạm trù thẩm mỹ chứ có liên quan gì tới đạo đức hay pháp luật đâu ạ! Sao lại tẩy chay không tiếp họ trong khi cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tiếp dân? Thì cũng nói qua nói về thế chứ không cãi nhau, nhưng ông Trưởng phòng xuất hiện, chỉ thẳng mặt tôi: “Anh đừng cậy cử nhân mà hung hăng (...). Anh là nhân viên mới, mới phân công việc đầu tiên mà đã này nọ”.

Lại nhớ hồi chúng tôi học năm thứ 3 đại học, ra Quảng Bình đi thực tế, mấy ông thầy người Huế “lưu dung”-cách gọi các trí thức cũ được sử dụng lại thời ấy, rất hiền lành đức độ, tới ngu ngơ, bị thanh niên cờ đỏ túm lại, không nói không rằng, cắt xoẹt tóc và ống quần khiến các thầy ngạc nhiên tột độ, mấy ngày sau về tới Huế vẫn không thể hiểu.

Chiều ấy, tôi đi tút quả đầu 3 phân, gáy trắng hếu (giờ là mốt), mượn người bạn học Toán cùng lên nhận công tác ở Cục Thống kê bộ quần áo bộ đội, sáng hôm sau hồi hộp lên phòng. Ông Phó Trưởng phòng giao: Trong tuần này, cháu đi tất cả các cơ quan trong thị xã giao trực tiếp cho họ, yêu cầu họ dán ở chỗ dễ thấy nhất, cháu phải kiểm tra xong mới hoàn thành nhiệm vụ. Còn các huyện thì cháu gửi về Phòng Văn hóa, yêu cầu họ dán ở các cơ quan huyện, xong báo cáo chú và trưởng phòng.

Tôi lên Phòng Hành chính mượn cuốn sổ công văn ghi tên các cơ quan, gọi điện thoại tới từng cơ quan, yêu cầu họ cử người tới nhận. Hình như hồi ấy, các cơ quan cũng rảnh nên họ tới nhận khá đông, tôi phải đi giao rất ít. Cái điện thoại bàn của Mỹ, muốn gọi cơ quan nào thì nhấc lên, nghe tút thì quay số 0 tới tổng đài rồi nói tên cơ quan, bên kia giọng lạnh băng buông thõng: cầm máy, rồi rè rè quay tiếp. Nhẫn nại mấy hôm rồi việc cũng xong.

Cũng hồi ấy ở Pleiku có cái câu khẩu hiệu rất lạ, đi đâu cũng gặp: “Sức khỏe quý hơn vàng, sạch làng tốt ruộng”. Tới giờ, tôi cũng vẫn không hiểu nổi 2 cái vế “sức khỏe” với “sạch làng tốt ruộng” ấy nó liên quan như thế nào tới nhau mà được kẻ khắp trên các bức tường như thế? Lại nhớ, Giáo sư Nguyễn Văn Khỏa từ Hà Nội vào Huế dạy chúng tôi, ông bảo hết sức kính nể xứ Huế có cái thùng rác đề chữ: “Xin cho tôi rác”. Xin chứ không ra lệnh: Bỏ rác vào đây. Nhưng ông cũng hết sức ngạc nhiên tại sao Huế lại có câu khẩu hiệu rất lạ kỳ kẻ khắp nơi: “Dù cho bão táp mưa sa/Khách lạ tới nhà phải báo Công an”, câu này lên Pleiku tôi cũng gặp, nhưng ít hơn câu “sức khỏe quý hơn vàng...” kia.

Tất nhiên, tới ngày hết hạn giao việc, tôi mượn xe đạp một vòng Pleiku, hồi ấy dốc còn nhiều lắm, gò lưng đạp, nhiều dốc phải xuống dắt bộ, thấy các cơ quan đều dán câu khẩu hiệu ấy rất trịnh trọng và ngay ngắn ở cổng, ở phòng hành chính, phòng họp, nói chung chỗ nào có đông người ra vào, kể cả chỉ có người trong cơ quan với nhau. Xong tôi về báo cáo là đã hoàn thành nhiệm vụ. Chú Phó Trưởng phòng cười hể hả, đấy có thế chứ, cháu được việc đấy.

Sang báo cáo Trưởng phòng, ông để sẵn một... bao tải bản thảo to lù lù: “Giờ cậu về đọc cái này, viết một bài nhận xét in tạp chí số này, rồi tham gia sửa bản in với cô Hồng Vân”. Thì ra, tỉnh Gia Lai Kon Tum đang có một cuộc thi thơ. Trong đống bản thảo ấy có bài thơ rất hay “Với Kon Tum” của nhà thơ Trần Mạnh Hảo.

Đấy là chuyện khởi đầu của tôi với Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Khi ấy đang là những ngày giáp Tết năm 1982.

 

HOÀNG HƯƠNG GIANG
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.