Có Giấy khen "Học sinh giỏi", sao con vẫn... "dốt"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
42/43 học sinh giỏi trong một lớp không còn là chuyện lạ trong giáo dục. Nhưng thực tế, nhiều cha mẹ lại thấy ái ngại thầm hỏi “có Giấy khen “Học sinh giỏi”, sao con vẫn “dốt”?
Cứ mỗi khi đến dịp kết thúc năm học, trên mạng xã hội lại tràn ngập giấy khen Học sinh giỏi và những bảng điểm tổng kết toàn những con điểm 9, 10. Thế mới có chuyện một lớp có 43 học sinh thì có đến 42 học sinh giỏi hay trong lớp có tới 98% Học sinh giỏi. Và thực tế hiện nay, ít có lớp nào mà có ít hơn 3/4 số học sinh là Học sinh giỏi.
Với việc học sinh bây giờ “giỏi” như vậy, nên không quá bất ngờ khi có trường chuyên ở Hà Nội quy định về tuyển sinh vào lớp 6, để qua được “vòng gửi xe”, bảng điểm của học sinh trong 5 năm học Tiểu học phải toàn điểm 10, chỉ được phép có duy nhất một điểm 9.
Với những thành tích cao chót vót như vậy, có phải thực sự con cái chúng ta đều là những “siêu nhân”?
(ảnh minh họa; internet)
(ảnh minh họa; internet)
Những con điểm hoàn hảo, những thành tích vượt bậc đó trên bài thi, trên học bạ đúng là của các con, nhưng cách để các con đạt được những kết quả đó thực sự là điều rất đáng lo ngại. Và chính nhà trường, cô giáo, phụ huynh và bản thân học sinh đều hiểu vì sao lại có được những con điểm đẹp đẽ đến như vậy.
Bởi, trước mỗi kỳ thi, hầu hết học sinh đều được phát đề cương, được ôn tủ và đến lúc thi cứ thế mà làm, con nào “dốt” thì cũng đạt điểm 7, điểm 8. Nhưng đó chỉ là trường hợp hy hữu, còn lại toàn điểm 9, 10. Thế mới có chuyện tìm mỏi mắt trong học bạ của học sinh Tiểu học không bao giờ thấy điểm 8, mà điểm 9 cũng ít, hầu như toàn điểm 10. Đăng ký thi vào các cấp 2, nhiều trường chuyên nhận tới hàng ngàn hồ sơ mà trong suốt 5 năm học, các con chỉ toàn điểm 10, không có nổi một con điểm 9.
Những con điểm hoàn hảo, hồ sơ đẹp đẽ như mơ của các em cũng là tiêu chí để xếp loại giáo viên, để xét tăng lương, khen thưởng, xếp loại lớp học, trường học nên nhiều thầy cô trong lòng cũng thực sự trăn trở về chất lượng giáo dục nhưng không còn cách nào khác, nếu không vì thành tích cá nhân thì chí ít cũng phải vì thành tích của lớp, của trường.
Không lo ngại sao được khi con mình là “siêu nhân” nhưng trong cuộc sống lại giống như một người máy. Lịch cả ngày của con chỉ có học, học và học. Hết học trên lớp lại đến học thêm. Nhiều khi bố mẹ phải đem đồ ăn đến tận cổng trường để cho con ăn vội còn kịp ca học thêm tiếp theo. Mà không học không được, vì con người ta cũng học thêm, cả xã hội đều học thêm. Nếu không muốn là “người ngoài hành tinh” thì phải chấp nhận trong guồng quay đó.
Cũng vì thời gian dành cho học quá nhiều, nêu các con không còn thời gian để vui chơi, để học các kỹ năng cuộc sống. Có chút thời gian để nghỉ ngơi thì bố mẹ lại thương cho giải trí bằng aipad, điện thoại... Không ngạc nhiên khi có nhiều con học đến cấp 2, cấp 3 nhưng vẫn không biết làm bất cứ việc gì, kể cả các việc đơn giản rửa bát, quét nhà.
Cũng chính không có thời gian quan tâm việc khác ngoài học, các con sống thờ ơ, vô cảm với chính bản thân và gia đình. Không biết mình học như thế nào và học để làm gì. Nhiều con có tư tưởng “học cho bố mẹ”, “học vì bố mẹ bắt học” nên khi có thành tích cao, con được quyền ra yêu sách bố mẹ phải “thưởng” bằng tiền hoặc hiện vật. Và nhiều bố mẹ vì bận bịu công việc, vì nghĩ đơn giản con điểm cao là đang cố gắng, là tiến bộ nên thỏa hiệp làm theo mọi yêu sách của con.
Cũng vì được chiều chuộng như những “ông vua con” nên nhiều con không biết sợ ai, không coi ai ra gì. Các con trở nên vô cảm, hung bạo, dã man với chính cả những bạn học của mình. Ở lớp, mâu thuẫn nhỏ với bạn là đã có thể xảy ra bạo lực học đường. Chưa bao giờ nạn bạo lực học đường với tính chất côn đồ, dã man lại trở nên “nóng” như thời gian gần đây.
Cũng vì được chiều chuộng như những “ông vua con” nên nhiều con không biết sợ ai, không coi ai ra gì. Các con trở nên vô cảm, hung bạo, dã man với chính cả những bạn học của mình. Ở lớp, mâu thuẫn nhỏ với bạn là đã có thể xảy ra bạo lực học đường. Chưa bao giờ nạn bạo lực học đường với tính chất côn đồ, dã man lại trở nên “nóng” như thời gian gần đây.
Và đáng lo ngại hơn hết là với điểm 9, 10 và những tờ Giấy khen “Học sinh giỏi” đã làm cho các con ảo tưởng về khả năng của mình. Với một học sinh Tiểu học hay phổ thông, đây là những điểm số tối đa, vì thế các con nghĩ rằng mình đã chinh phục được những thành tích vượt trội như vậy, không còn gì để phấn đấu. Chính những con điểm hoàn hảo này đang ru ngủ các con và nhiều bậc phụ huynh. Từ đó làm thui chột khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
Hầu hết các bậc cha mẹ đi đều đã từng đi họp phụ huynh cho con và không ít người đã được nghe những câu nói quen thuộc của cô giáo “Cả lớp là học sinh giỏi nhưng thực tế chỉ có 5-10 con có năng lực thực sự”.
Các con có năng lực thực sự chỉ chiếm trên đầu ngón tay trong các lớp toàn con là Học sinh giỏi. Điều đó ai cũng biết. Nhà trường biết, cô giáo biết, phụ huynh biết nhưng sao vẫn phải ru ngủ nhau bằng những thành tích “ảo” hết năm này qua năm khác?.
Đã đến lúc, chúng ta phải “thức tỉnh” thực sự, để không còn mộng mị bởi những điểm số “ảo” của căn bệnh thành tích. Có như thế mới mong có một nền giáo dục phát triển bền vững, trung thực và không gian lận.
Có như vậy, khi cầm tờ giấy khen của con trên tay, nhiều cha mẹ mới không ái ngại thầm hỏi “Có Giấy khen “Học sinh giỏi”, sao con vẫn... “dốt”?.
An An/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.