Cổ chè trên cao nguyên trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những gốc chè xù xì như bonsai, thân vạm vỡ một vòng tay ôm không xuể bao đời nay sừng sững giữa bản làng Bắc Hà (Lào Cai) giờ đã vang danh khi sản phẩm chè có chứng nhận hữu cơ quốc tế, xuất khẩu sang được những thị trường khó tính nhất.
 
Chè cổ thụ được đánh dấu và được người dân ở Bản Liền bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Phan Hậu
Bắc Hà được ví như vùng cao nguyên trắng. Mỗi độ xuân về, vùng đất này được nhuộm trắng bởi màu hoa mận, giống mận hậu ngon nức tiếng trứ danh bao đời. Còn bây giờ, nơi đây có thêm niềm tự hào khi sở hữu rừng chè cổ thụ tự nhiên lớn nhất tỉnh, có chè hữu cơ xuất khẩu khắp châu Âu.
Thủ phủ chè cổ thụ
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp H.Bắc Hà, toàn huyện có khoảng 700 ha chè shan tuyết thì chè rừng cổ thụ chiếm khoảng trên 100 ha, tập trung ở các xã Tả Củ Tỷ, Giàng Thu Phố và Bản Liền. Trong đó, Tả Củ Tỷ được ví như thủ phủ của chè rừng cổ thụ với diện tích lớn nhất, khoảng 60 ha.
Con đường vào xã Tả Củ Tỷ, cách trung tâm H.Bắc Hà chừng hơn 40 km, đẹp như tranh vẽ. Dốc núi ngoằn ngoèo, hai bên đường rừng cây xanh rì dưới cái nắng hanh hao se lạnh những ngày đầu đông. Đến khi gặp anh Vàng Văn Dươn (44 tuổi, người dân tộc Dao), nhà ở thôn trùng với tên xã, hiện sở hữu hàng chục gốc chè cổ thụ, chúng tôi mới hiểu rõ ý nghĩa địa danh nghe rất lạ tai này. Anh Dươn cho biết Tả Củ Tỷ nghĩa là “nương lúa lớn”, tên gọi cha ông đặt từ khi khai thiên lập địa, biểu thị vùng đất có nhiều nương ruộng khá bằng phẳng, bao quanh là những dãy núi cao.
 
Chăm sóc, hái chè cổ thụ mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân xã Bản Liền
“Trồng lúa bây giờ chỉ đủ lấy gạo ăn thôi, còn để có tiền chi tiêu sinh hoạt thì lên nương hái chè”, anh Dươn mở đầu câu chuyện khi nói về thu nhập từ nghề chè. Giữa trưa nắng, anh rảo bước dẫn chúng tôi leo đồi lên nương chè. Sau một hồi leo đến thở dốc, cả đoàn ngồi nghỉ dưới gốc chè tán sum suê. Thân cây cao khoảng 4 - 5 m, nhiều cành chè to bằng bắp chân vươn ra tứ phía. Ngồi dưới gốc cây, chúng tôi trầm trồ nhìn ngắm và hít hà hương thơm dịu tỏa ra từ những bông hoa chè vươn mình trong nắng.
Anh Dươn tiến sát gốc cây, mở rộng vòng tay hết cỡ mà không thể ôm trọn gốc chè và kể tiếp: “Tôi nhớ từ khi 5 - 6 tuổi theo bố đi nương đã thấy những gốc chè sừng sững. Khi ngang qua đây, tôi chỉ ngồi chơi dưới gốc, còn bố leo khắp các cành hái búp chè mang về sao lên uống dần”. Nhà anh Dươn có 5 anh em trai, khi lấy vợ ra ở riêng, bố mẹ đều cắt nương chè phần như nhau, hiện giờ mỗi người sở hữu hơn 10 gốc chè cổ thụ.
Theo Chủ tịch UBND xã Tả Củ Tỷ Vàng Văn Thiên, ngoài thôn Tả Củ Tỷ thì mật độ cây chè cổ nhiều nhất nằm ở thôn vùng cao Sảng Mào Phố. Giống như chúng tôi, ông Thiên cũng tò mò về độ tuổi cây, từng đi hỏi những bậc cao niên ở khắp các thôn bản. Nhưng ngay cả những già làng đã 80 - 90 tuổi cũng không nhớ những rừng chè cổ thụ này được trồng từ khi nào. “Không thể biết chính xác tuổi cây, người Dao chúng tôi cứ tính tuổi cây theo đời người để truyền miệng cho nhau. Những cây chè cổ thụ còn cao tuổi hơn một đời người, nhiều cây có từ đời cụ kỵ, ông cha chúng tôi tính là 3 - 4 đời thì tuổi cây áng chừng 200 năm”, ông Thiên nói.
“Chè trăm đô” vươn khắp châu Âu
Quản lý rừng chè bằng vệ tinh GPS
Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Bắc Hà (Lào Cai), cho biết điểm đặc biệt của chè rừng cổ thụ ở Bắc Hà là sinh trưởng trên độ cao từ 1.200 - 1.400 m so với mực nước biển. Ban ngày trời nắng nhưng đêm xuống là chuyển lạnh, nhiệt độ chênh lệch rất lớn nên hàm lượng dự trữ chất khô, chất ô xy hóa khử, hàm lượng đường, các a xít amin ở mức rất cao, do đó chất lượng chè vượt trội so với nhiều vùng rừng khác.

Còn theo ông Phạm Quang Thận, để quản lý những nương chè hàng trăm năm tuổi đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế với hàng trăm hộ gia đình tham gia canh tác, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ thông tin vẽ bản đồ vệ tinh 422 ha, xác định từng khu vực, tọa độ cây chè cổ và thuê thiết bị vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) của ATC để giám sát toàn bộ quy trình chăm sóc và hái chè. Qua hệ thống này, bất kỳ lúc nào các chuyên gia của ATC cũng có thể soi, chụp ảnh kiểm tra rừng chè. Khi phát hiện bất cứ vi phạm nào từ quá trình giám sát qua GPS hay kết quả phân tích mẫu từ các đối tác nhập khẩu châu Âu, ATC lập tức rút chứng chỉ hữu cơ quốc tế đã cấp và phải 3 năm sau mới xem xét cấp lại. Với cách làm này, đối tác, người tiêu dùng luôn tin tưởng, yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Bản Liền là xã duy nhất có vùng chè được cấp chứng nhận hữu cơ quốc tế của Tổ chức Organic Agriculture Certification Thailand (ATC) và chứng chỉ thương mại bình đẳng quốc tế Fairtrade Certificate. Đây là những bảo chứng chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường với tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Bản Liền được nhiều người biết đến là địa danh của những cây chè shan tuyết cổ, mỗi ki lô gam xuất khẩu có giá hàng trăm USD.
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Bản Liền Phạm Quang Thận là người đặt viên gạch đầu tiên mở đường cho chè shan tuyết Bản Liền vươn đến các nước châu Âu, đặc biệt là đặc sản chè cổ thụ. Điều thú vị là con đường xuất khẩu, quảng bá chè hữu cơ, đưa chè cổ thụ từ vùng cao nguyên trắng vươn xa thế giới lại bắt nguồn từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Ông Thận cho biết Hợp tác xã Bản Liền hiện có trên 422 ha được ATC cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ trong suốt gần 13 năm nay, phải đáp ứng 25 tiêu chuẩn khắt khe từ khâu chăm sóc, thu hái, chế biến cho đến đóng gói chè. Những năm đầu tiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ không ít gian truân, vất vả. Ông Thận chỉ với suy nghĩ đơn giản “muốn bán hàng đi đâu trước hết phải qua các đại sứ quán từ Việt Nam”, đã nhờ người quen làm trong các tổ chức phi chính phủ bảo lãnh, giới thiệu để gửi chè vào Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam mời họ dùng thử. “Thời gian đầu uống chè, họ chê chè chát và vị gắt, hết chát rồi tiếp tục chê nước chè đỏ, nước vàng…”, ông Thận nhớ lại.
Mỗi lần nhận phản hồi như thế, ông Thận lại về Hà Nội tìm gặp cán bộ đại sứ quán trò chuyện giải thích và tìm cách cải thiện quy trình, kỹ thuật trồng và chế biến chè để vừa lòng khách hàng. “Lần cuối trao đổi trước khi gật đầu ký hợp đồng mua chè theo năm, tôi mới vỡ ra, hóa ra những lời “chê bai” trước đây giống như một bài kiểm tra thôi. Vị cán bộ văn phòng người Pháp nói rằng họ không quá xem trọng vị chè hay màu nước vì những thứ đó có thể dùng hương liệu tạo ra. Yếu tố họ coi trọng và tin tưởng chè của mình là độ sạch, chè sạch trồng tự nhiên sẽ có được hương vị thuần khiết”, ông Thận kể tiếp. Và bản hợp đồng bán chè vào Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là chìa khóa mở toang cánh cửa bước vào thị trường châu Âu. Chỉ sau ít ngày ký hợp đồng, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trực tiếp giới thiệu sản phẩm chè Bản Liền đến các hội chợ tại Pháp, các nước châu Âu và có các đơn hàng xuất khẩu duy trì ổn định trong nhiều năm nay. Cho đến giờ, chè Bản Liền đang làm ăn với 40 đối tác và xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường 12 nước châu Âu.
Theo ông Thận, toàn bộ sản phẩm chè hữu cơ của Hợp tác xã Bản Liền đều được chế biến xuất khẩu với sản lượng 60 - 70 tấn/năm. Trong đó, dòng sản phẩm cao cấp là chè cổ thụ với đặc điểm búp to, tuyết dày, lá trắng thường được hái để chế biến cho các đơn hàng riêng, giá bán hoặc xuất khẩu không dưới 100 USD/kg. Cá biệt là dòng sản phẩm cao cấp nhất ướp hương sen, hoa nhài giá 250 - 300 USD/kg. “Khách mua dòng sản phẩm này chủ yếu là các tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán, doanh nghiệp, giới doanh nhân… Đối tác, khách mua dòng sản phẩm cao cấp này đều đặt mua theo năm và chuyển khoản trả tiền trước, chúng tôi chỉ làm theo đơn và sẽ chuyển hàng sau”, ông Thận tiết lộ.
Phan Hậu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null