Chuyện tình cổ tích ở phố biển Quy Nhơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thương chàng trai hiền lành, tốt bụng chịu cảnh cưa cụt chân vì bệnh phong, bà Hà cảm động nguyện chung sống, chăm sóc ông Lem trọn đời ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định).
 

 

Làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn) - nơi có gần 260 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống. Ông Trần Công Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân Phong - Da liễu Quy Hòa, cho biết trong số này có 435 bệnh nhân phong (70% là tàn tật nặng). Đồng cảnh ngộ, họ đến với nhau lập mái ấm gia đình, nương tựa nhau vượt qua số phận bất hạnh.
 

 

Theo ông Nghĩa, nổi bật trong số đó có vợ chồng ông Phạm Văn Lem (quê Quảng Ngãi) và bà Phan Thị Hà (quê Quảng Nam) gắn bó đời nhau, vượt qua bệnh tật, số phận bất hạnh với nghị lực phi thường ngỡ như chuyện tình cổ tích.
 

 

Từng là cô gái xinh đẹp ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam), bệnh phong bất ngờ ập đến khiến đôi bàn tay, chân chị Hà co quắp, cơ thể đau đớn kéo dài. Dân làng xa lánh, Hà rơi vào trầm cảm, buồn tuyệt vọng mặc cho tuổi xuân trôi theo thời gian. Năm 1995, bàn chân ngày càng lở loét, giật mình ở tuổi 37, chị Hà quyết định rời nhà đón xe đò vào Bệnh viện phong Quy Hòa chữa bệnh.
 

 

"Những ngày tháng buồn ở Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hòa, tôi nghe người ta kể nhiều chuyện cảm động về anh Phạm Văn Lem (quê huyện vùng cao Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) hiền lành, tốt bụng dù tật nguyền nhưng hay giúp đỡ người khác. Thoạt đầu giúp anh giặt quần áo, lâu ngày cảm mến thương nhau khi mô cũng không biết nữa"-bà Hà bộc bạch.
 

 

Người phụ nữ Quảng Nam thuật lại thời điểm đó bệnh phong đã ăn mòn cả hai bàn tay, chân trái của Lem cũng tháo khớp. "Gia cảnh nghèo khó lại cùng cảnh ngộ bệnh tật, tôi điện về nhà xin phép mẹ. Sau đó, tôi cùng anh đến nhà thờ làm lễ rồi về sống chung với nhau đời vợ chồng. Kỳ diệu thay, sau hai năm chung sống, tôi mang thai con trai đầu lòng"- bà chia sẻ.
 

 

Do bệnh tật nặng, hàng ngày bà Hà phải tắm gội cho chồng. Ông Lem, cho hay cả hai bệnh nặng nên khi nghe vợ mang thai, sinh con trai đầu lòng khỏe mạnh, tập thể y, bác sĩ và bà con ở làng phong nơi đây ví như phép nhiệm màu.
 

 

Chưa kịp mừng vui, lúc con trai Phạm Hà Linh tròn 4 tuổi, bệnh phong hoành hành, ông Lem tiếp tục trải qua phẫu thuật cắt chân phải. "Các bác sĩ cắt mất nốt chân phải của chồng, lòng tôi đau như cắt, khóc khô nước mắt. Nhiều lúc nghĩ quẩn muốn chết đi là hết kiếp khổ trần ai nhưng nghe tiếng con bi bô, lòng tôi ấm lại tự nhủ mình cố mà gắng sống"- bà tâm sự.
 

 

 "Nghĩ đời mình vứt đi vì tật nguyền, may mà Hà đến với đời tôi, còn sinh hạ thằng con trai lành lặn, thông minh, học giỏi. Thế là mình mãn nguyện lắm rồi"- người chồng xúc động nói.
 

 

Dù con trai đến nay tròn 18 tuổi nhưng đến nay ông Lem vẫn còn cảm thấy áy náy khôn nguôi vì bệnh tật không đến được bệnh viện để vợ "vượt cạn" một mình.
 

 

Vợ chồng bà Hà hạnh phúc khi nghe con trai kể về thành tích học tập trong bữa cơm đầm ấm gia đình. Để có tiền nuôi con ăn học, mua thêm thuốc men chữa bệnh cho hai vợ chồng, bà Hà tích góp số tiền các tổ chức, cá nhân từ thiện giúp đỡ gầy dựng đàn gà, mở quán tạp hóa nhỏ ở làng phong Quy Hòa cải thiện thu nhập. Người mẹ trăn trở, cơ cực mấy mình cũng chịu được miễn sao tương lai gần, con trai đỗ vào đại học, sau này có nghề nghiệp ổn định trở thành người có ích cho xã hội.
 

 

Thương cha mẹ vất vả vượt qua tật nguyền, suốt 12 năm học, năm nào Linh cũng nỗ lực đạt thành tích cao trong học tập. "Em ước mơ thi đỗ vào trường đại học Y để sau này quay về chăm sóc, phụng dưỡng cha, mẹ, có thể góp phần chữa trị cho bà con bệnh phong nơi đây"-Linh thổ lộ.

Theo zing

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.