Chuyện thường ngày: Xin đừng mặc cả với người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1. Chiếc xe máy SH mode đời mới dừng xịch trước gùi rau cải của một phụ nữ Jrai. Từng bó rau xanh tươi, mượt mà vừa được chị nhổ từ vườn, tranh thủ đem ra đầu đường bán để đổi lấy thịt, cá cho bữa cơm chiều của cả nhà. Chỉ vào gùi rau, người phụ nữ đi SH hất mặt: “Nhiêu?”. Người bán hàng nhẹ nhàng: “Bốn ngàn một bó”. Người phụ nữ tiếp tục: “Sáu ngàn hai bó”. Chị gái Jrai cười và khẽ lắc đầu không đồng ý. Người phụ nữ kia vẫn chưa vừa ý: “Bảy ngàn hai bó bán cho nhanh”. Người bán hàng không nói gì, lẳng lặng lấy hai bó rau bỏ vào túi rồi đưa cho người phụ nữ ấy.
2. Ở một khu chợ khác, có bà cụ chừng hơn 80 tuổi, lưng còng, ngồi trước một rổ hoa thiên lý và vài quả mướp. Chỗ thiên lý ấy, bà vừa nhờ mấy đứa cháu hái trong vườn. Bà cũng chẳng có cân mà phải nhờ chị bán trái cây bên cạnh cân giùm. Một chị bước đến, dùng tay xới tung rổ thiên lý của bà cụ rồi trả giá: “Tám ngàn một lạng thì hơi mắc. Năm ngàn nhé, được thì cháu lấy hết”. Bà cụ cười hiền: “Không được đâu con ơi, bà bán cho mọi người đều vậy mà”. Chị này tiếp tục kỳ kèo nhưng bà cụ vẫn không đồng ý. Đứng phắt dậy, chị vùng vằng bỏ đi.
3. Khi đi siêu thị, giá cả hàng hóa được niêm yết sẵn, chúng ta chỉ lựa chọn món phù hợp chứ không thể kỳ kèo với nhân viên. Thậm chí, sau khi thanh toán, tiền thừa là vài ngàn lẻ có người còn hào phóng không cần lấy lại. Nhiều người bước vào nhà hàng sang trọng, tiêu tốn hàng triệu đồng cho một bữa ăn mà chẳng hề mặc cả, dù sau đó sẽ thầm than vãn món này, món kia đắt đỏ. Có nhiều vị khách sộp sẵn sàng boa thêm cho nhân viên phục vụ bàn vài trăm ngàn đồng mặc dù đó là công việc mà họ đã được chủ nhà hàng trả lương. Ở những nơi càng cao cấp, hoa lệ, người ta lại càng không có khái niệm trả giá. Ấy vậy mà, khi đứng trước gánh rau ít ỏi, mẹt ổi, rổ xoài của người nghèo, họ lại hăng hái trả giá từng ngàn đồng một và cảm thấy hả hê vì điều đó. Một vài ngàn đồng không khiến chúng ta giàu có hơn nhưng chị bán rau người Jrai, bà cụ già yếu-những người đáng ra phải được nhận giúp đỡ nhiều hơn-lại bị hụt đi một chút tiền ít ỏi… Vì vậy, nếu không thể sẻ chia, thiết nghĩ chúng ta cũng đừng nên kỳ kèo với người nghèo.
 KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.