Chuyện nhà nông: "Chữa bệnh" hồ tiêu bằng quản lý dịch hại tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 năm (2018-2019), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp tại một số tỉnh Tây Nguyên”. Mô hình này đã phát huy hiệu quả, mở ra cơ hội giúp nông dân phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm.
Tại Gia Lai, hàng năm có khoảng 3.288 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh vàng lá chết chậm, trong đó, nhiễm nhẹ 1.336 ha, trung bình 1.060 ha và nhiễm nặng 892 ha. Vì vậy, năm 2018, khi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp tại một số tỉnh Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chọn 15 hộ tại 3 huyện Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh (mỗi huyện 5 hộ) để thực hiện mô hình trình diễn, mỗi hộ 0,2 ha. Các vườn hồ tiêu này có vị trí liền kề nhau và có vườn lân cận để đối chứng sau khi bệnh chết chậm được phục hồi bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
 Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp khôi phục vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm. Ảnh: K.N.B
Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp khôi phục vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm. Ảnh: internet
Tham gia dự án, các hộ dân được hỗ trợ những vật tư thiết yếu như phân hữu cơ đa lượng; phân trung vi lượng cải tạo, khử trùng đất; thuốc bảo vệ thực vật Fosetyl-aluminium và thuốc trừ tuyến trùng, lưới che nắng. Bên cạnh đó, các hộ được tập huấn chuyển giao quy trình phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm từ mức độ nhẹ đến trung bình bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Theo đó, sử dụng kết hợp một số loại phân bón tăng cường dinh dưỡng cho cây cải thiện độ pH của đất; đồng thời tác động để cây hồ tiêu phát triển mạnh bộ rễ hấp thụ dinh dưỡng trong đất và phân bón. Việc bón phân được chia làm nhiều lần để cây hấp thụ hết, phát triển trở lại, tăng sức đề kháng sâu bệnh. Việc tưới nước cho cây hồ tiêu trong mùa khô được thực hiện 15 ngày/lần với lượng nước 60-70 lít/trụ. Đặc biệt, các hộ chỉ sử dụng 1-2 loại thuốc bảo vệ thực vật xử lý cục bộ nơi có sâu bệnh gây hại và dùng lưới che vườn để điều chỉnh ánh sáng cho cây hồ tiêu… Nhờ các giải pháp kỹ thuật đồng bộ, đến nay, các vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm đã được phục hồi, tỷ lệ lá vàng và bệnh giảm trên 75% so với ban đầu. Vườn hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến năng suất đạt 2-3 kg hạt khô/trụ.
Là một trong những hộ tham gia dự án, bà Vũ Thị Hương (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) cho hay: “Sau 2 năm áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, tôi thấy bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu giảm rõ rệt. Các biện pháp chăm sóc hồ tiêu cũng đơn giản hơn trước đây. Đặc biệt, chi phí đầu tư giảm nhưng cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Kết quả này mở ra cơ hội để trong thời gian tới, gia đình nhân rộng áp dụng thêm trên 1 ha hồ tiêu bị bệnh chết chậm”. Cùng niềm vui này, ông Kpă Dãn (làng Phun, xã Ia Băng) cho biết, gia đình ông áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên 0,2 ha hồ tiêu và đến nay đã hạn chế được bệnh chết chậm. Ông sẽ tuyên truyền, vận động các hộ xung quanh có hồ tiêu áp dụng quy trình điều trị bệnh chết chậm bằng biện pháp này để phục hồi vườn cây.
Trong chuyến khảo sát thực tế mô hình tại xã Ia Băng (huyện Chư Prông), ông Nguyễn Quý Dương-Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật-cho biết: Sau 2 năm triển khai mô hình tại 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông), kết quả, vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm phục hồi rất tốt. Lá và bộ rễ phục hồi nên năng suất vườn hồ tiêu đang dần ổn định. Kết quả này là tiền đề quan trọng để Gia Lai điều tra phân biệt mức độ bệnh bị nhẹ hay trung bình nhằm xây dựng quy trình phục hồi một cách tốt nhất. Những vườn hồ tiêu bị nhiễm nặng nên chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn. Tỉnh cũng cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người trồng hồ tiêu học tập, áp dụng giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phục hồi vườn cây bị bệnh chết chậm. Đặc biệt, người trồng hồ tiêu nên chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Đây là giải pháp thiết thực và hiệu quả giúp cây hồ tiêu phát triển bền vững.
Trao đổi với P.V, ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh-cho hay: “Mô hình phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp là hướng đi mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Đặc biệt, dự án chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh cùng các chế phẩm đối kháng nấm bệnh, cải tạo độ chua của đất; dần thay đổi thói quen canh tác giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ nhân rộng mô hình này sang các địa phương trồng hồ tiêu trong tỉnh”.
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.