Chuyên gia nói gì về thông tin xuất hiện biến chủng nguy hiểm hơn Delta?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một biến chủng Delta mới của SARS-CoV-2 được ghi nhận là AY.4.2 đang lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chuyên gia khẳng định chưa ghi nhận biến thể này.
Liên quan đến thông tin nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, có tên Delta Plus, hay còn gọi là AY.4.2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, sáng 27-10, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cho biết hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến chủng mới có tên Delta Plus.
Dữ liệu y tế cho thấy người mang AY.4.2 có các triệu chứng tương tự các biến chủng cũ như sốt, thân nhiệt cao, ho liên tục trong hơn 1 giờ hoặc cả ngày, mất hoặc rối loạn vị giác, khứu giác.

SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi tạo nên các biến chủng với khả năng lây lan nhanh hơn
SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi tạo nên các biến chủng với khả năng lây lan nhanh hơn
Giới chuyên gia cho rằng còn quá sớm để kết luận liệu AY.4.2 có làm giảm hiệu quả của vắc-xin hay không. Hiện biến chủng AY.4.2 đang được theo dõi sát sao, nhưng nó chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là "biến chủng đang được điều tra" hoặc "biến chủng đáng lo ngại".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết cơ quan này đang theo dõi rất chặt chẽ biến thể phụ Delta Plus gây bệnh Covid-19. Biến thể này có những đột biến mà CDC Mỹ chưa thể xác định liệu có liên quan đến việc làm tăng khả năng lây nhiễm, kháng vắc-xin cũng như giảm hiệu quả điều trị hay không.
Bộ Y tế cho biết SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi. Tại Việt Nam đã ghi nhận 7 biến chủng của SARS-CoV-2, trong đó, chủng Delta có khả năng lây lan mạnh.

Các vắc-xin Covid-19 hiện nay vẫn có tác dụng ngăn ngừa với các biến chủng của SARS-CoV-2
Các vắc-xin Covid-19 hiện nay vẫn có tác dụng ngăn ngừa với các biến chủng của SARS-CoV-2
Riêng trong đợt dịch từ ngày 27-4 đến nay, nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh).
Đối với thể Alpha, 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.
Đối với thể Delta, tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% Alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra, chủng Delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra, chủng Delta có tải lượng virus cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác.
Bộ Y tế cho biết đợt dịch thứ 4 nước ta ghi nhận 891.389 ca mắc Covid-19 trong nước, đến nay đã có 807.473 bệnh nhân khỏi bệnh.
Hiện nước ta đã tiêm chủng hơn 76 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó khoảng 22 triệu người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin.
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.