Chuyện đọc báo ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hơn 1 tháng sau ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17-3-1975), tôi từ Trường Cơ yếu K5 (Hội An, Quảng Nam) về thăm lại cơ quan cũ là Văn phòng Tỉnh ủy, nơi tôi ở trước khi đi học, năm 1974. Sau giải phóng, Tỉnh ủy đặt trụ sở từ nhà số 21 đến 33 và 20 Lê Hồng Phong. Những người trong cơ quan từ căn cứ K10 (Krong, Kbang) ra, họ đón tôi nhiệt tình, vui vẻ, chia sẻ bao điều mới lạ làm tôi bớt đi những bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng rồi tôi cũng đã hết phép, phải trở lại trường học cho hết khóa. Cuối năm 1976, tôi lại về nhận công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy.

Căn phòng chừng vài chục mét vuông, nằm liền kề phòng họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhà số 25 Lê Hồng Phong là chỗ tôi được cơ quan bố trí nơi làm việc hàng ngày. Phòng làm việc của tôi cũng chính là nơi đọc sách báo khi mọi người rỗi việc. Anh Trần Ngọc Sơn-Trưởng phòng Tài chính Đảng và anh Đỗ Quang Hoàn-phóng viên thường trú Báo Nhân Dân là những người thường tranh thủ đọc báo ở phòng làm việc của tôi.

Hồi ấy, hầu hết cán bộ, nhân viên đều ở nhà tập thể. Nhà tập thể là những căn hộ vắng chủ dọc theo hai bên đường Lê Hồng Phong. Trừ vài căn như số 4, 10, 12 là nơi làm việc của bộ phận báo vụ, ngày đó gọi là bưu điện hệ 1 hay còn gọi là bưu điện đặc biệt, chỉ phục vụ thư tín, công văn điện báo... cho Tỉnh ủy. Trừ điện mật, chúng tôi chuyển giao trực tiếp giữa bộ phận cơ yếu với bộ phận báo vụ, còn lại mọi công văn, thư, báo là do một nhân viên bưu điện đảm nhận. Đó là chị Võ Thị Âu. Chị Âu dáng người đậm, chân đi như thể... chưa kịp chạm đất, trên vai đeo một bịch công văn giấy tờ, báo chí to vượt người của chị. Mỗi lần thấy chị, thứ mà chúng tôi chờ đợi chính là những tờ báo, tạp chí, sách, thư riêng...

Sản phẩm báo chí ngày nay cũng đã khác trước. Tuy thế, người viết bài này vẫn luyến tiếc cách đọc sách báo theo kiểu... ngày xưa. Ảnh: Ngọc Minh

Sản phẩm báo chí ngày nay cũng đã khác trước. Tuy thế, người viết bài này vẫn luyến tiếc cách đọc sách báo theo kiểu... ngày xưa. Ảnh: Ngọc Minh

Đọc sách, báo ngày đó với anh em cán bộ, nhân viên chúng tôi như thể cơm ăn, nước uống hàng ngày. Cả cơ quan chỉ được đặt mua những tờ báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Tiền Phong, Phụ Nữ, tạp chí Cộng sản, tạp chí Xây dựng Đảng, ưu tiên cho đoàn viên, thanh niên lắm mới đặt mua thêm được tạp chí Văn nghệ quân đội và tờ tuần báo Văn nghệ. Riêng báo Gia Lai, tòa soạn biếu đủ mỗi phòng, bộ phận 1 tờ.

Phòng Hành chính được giao nhiệm vụ hàng ngày chọn lựa các tin, bài nói về Gia Lai, Tây Nguyên và công việc có liên quan đến công tác Đảng nói chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy... để đọc cho mọi người nghe trong buổi giao ban hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngày hôm sau. Không phải chỉ đọc, nghe trong lúc giao ban hàng ngày, mà những nội dung tin, bài ấy còn đôi khi lưu giữ, đưa vào thảo luận trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt phụ nữ, sinh hoạt chuyên môn. Sau này, tùy từng cương vị được đảm nhiệm, tôi cũng coi việc đọc báo và làm theo báo như là điều không thể không làm.

Ngoài chuyện “nghiêm túc” nói trên, nhiều nội dung của các tin, bài trên báo còn được chúng tôi đem ra phục vụ... “sinh hoạt” nhóm có thưởng. Có một lần, trong cuộc sinh hoạt nhóm thảo luận một bài báo khá sôi nổi và gút lại, câu trả lời-đáp án đúng sẽ được thưởng “tô-ly-điếu” cho người trả lời nhanh nhất. Có 2 người trong nhóm không được tham gia trả lời là anh Phan Đăng Trị-Trưởng phòng Cơ yếu và anh Trần Ngọc Sơn. Liên quan đến bài báo, câu hỏi đặt ra là: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào và... Bến cảng Nhà Rồng ở đâu?

Tất nhiên rồi cũng có đáp án chính xác, nhưng nhiều người phải vắt óc, huy động hết vốn liếng kiến thức. Đáp án đúng và nhanh nhất của một người trong nhóm từ thuở ấy, đến nay đã gần 5 thập niên, mà tôi vẫn còn nhớ như in và có lẽ chẳng bao giờ quên được. Mới đây, một bạn dự tính sẽ tổ chức sự kiện liên quan đến việc trồng cây xanh trong tháng 6 tới, muốn chọn một ngày có ý nghĩa để phát động, bạn ấy hỏi tôi nên chọn ngày nào trùng với một sự kiện nào đó. Tôi nói vui, trong tháng 6 có 2 ngày, đó là ngày “hai trong một”: 5-6, Ngày Môi trường thế giới và 5-6, Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Ngẫm lúc, bạn kia bảo “nhất trí!”, chọn ngày 5-6 để tổ chức sự kiện.

Ngày nay, chắc chẳng còn mấy nơi đọc báo như kiểu chúng tôi ngày trước. Phương tiện truyền thông đa dạng, phong phú, điện thoại thông minh, máy tính bảng, đường truyền internet là những công cụ đọc báo hữu ích, tiện lợi mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm báo chí ngày nay cũng đã khác trước. Tuy thế, người viết bài này vẫn luyến tiếc cách đọc sách báo theo kiểu... ngày xưa.

Có thể bạn quan tâm

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

(GLO)- Ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất, nhiều đầu sách hiếm tại kho Địa chí của Thư viện tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu của độc giả hay đôi khi chỉ là mong ước tìm về ký ức thời gian khi được cầm trên tay một cuốn sách xưa cũ.

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.