Chuyện chưa kể về nhọc nhằn những giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Vất vả, kiên trì và có nhiệt huyết” là những tiêu chí đầu tiên phải có của những giáo viên giảng dạy ở các lớp dành cho trẻ tự kỷ.

Có thể nói, dạy trẻ tự kỷ là một nghề mới xuất hiện những năm gần đây, khi số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng. Dạy trẻ tự kỷ là công việc vẫn chưa được xã hội biết đến và chưa nhận được sự quan tâm thì những giáo viên này phải tự tìm cách vượt lên chính mình để theo nghề.

 

Cô giáo tại lớp học Tương Lai Mới dạy học sinh.
Cô giáo tại lớp học Tương Lai Mới dạy học sinh.

Nếu ai đó đến thăm các lớp dành cho trẻ tự kỷ thì sẽ thấy rõ được sự nhọc nhằn, vất vả của những giáo viên ở đây. Tại những lớp học này giáo viên phải dạy trẻ từng những hành động đơn giản nhất như lau tay, rửa chân. Có khi, để dạy được các em biết tự lau tay và rửa chân khi bẩn các cô phải kiên trì đến hàng tuần trời.

Những hành động vô cùng đơn giản với những đứa trẻ bình thường như lắng nghe, im lặng thì lại là cả một vấn đề với trẻ tự kỷ. Trong giờ học, dù được hướng dẫn ngồi thành hàng ngay ngắn và mắt hướng lên phía trước nhưng chỉ khoảng 5 phút là 10 em trong lớp học mỗi em quay một chỗ. Em thì khóc, em thì quay lưng ra sau, em thì cắn bạn. Thậm chí có học sinh đánh cả cô giáo.

 

Các em học sinh lớp học Tương Lai Mới tập thể dục.
Các em học sinh lớp học Tương Lai Mới tập thể dục.

Chúng tôi đến thăm lớp học Tương Lai Mới (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội) đúng vào lúc các học sinh ở đây đang tập thể dục. Theo quan sát của P.V, lớp học chỉ có 7 học sinh nhưng có tới 3 cô giáo.

Thế nhưng, chỉ đứng quan sát 10 phút thì đủ nhận thấy sự vất vả của 3 giáo viên này. Các cô hoạt động không ngừng nghỉ, hướng dẫn con xếp hàng ngay ngắn, hướn dẫn con giơ tay theo tiếng nhạc, dỗ dành, vỗ về con khóc…

Những học sinh ở lớp học Tương Lai Mới với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng các cô luôn phải kè kè bên cạnh từng phút, mỗi bé một biểu hiện, một cá tính. Có những học sinh nói cười cả ngày nhưng có những bạn lúc nào cũng nhìn mọi thứ bằng ánh mắt thờ ơ, vô cảm với mọi thứ xung quanh và không bao giờ biết…cười.

Các cung bậc cảm xúc cũng như hành động của các bé, các cô giáo cũng khó lường được, chỉ biết hết lòng chăm sóc và dạy dỗ các con.

Có những học sinh 7 tuổi, cao lớn, nhìn kháu khỉnh, đáng yêu nhưng thỉnh thoảng lại khóc ré lên hay đang ngồi bỗng dung cắn vào tay cô giáo. Rồi có nhưng bạn 6 tuổi nhưng chưa từng biết gọi cô mỗi khi cần đi vệ sinh…

 

Cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.
Cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.

Chia sẻ với P.V, cô giáo Lương Thị Bích Hạnh -  giáo viên tại lớp học can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ có tên  Tương Lai Mới cho hay: “Với mỗi học sinh ở đây, hàng ngày giáo viên phải ghi chép sự theo dõi một cách đầy đủ. Cho đến giờ này, có những giáo án dành cho học sinh dày đến cả gang tay.

Chăm sóc cho các con bữa ăn, giấc ngủ đã vất vả rồi, chăm sóc cho trẻ đặc biệt còn vất vả hơn. Có những học sinh đã lớn nhưng cũng không biết lau tay khi bẩn, hay ngay cả việc đi vệ sinh cũng… tùy hứng mà không bao giờ gọi cô.

Đó là chưa kể, các con còn là những đứa trẻ nhạy cảm với tất cả những gì diễn ra xung quanh. Chỉ cần thay đổi thời tiết là các con khó ăn, khó ngủ, quấy khóc, có bé bứt rứt cứ đập đầu vào tường. Các cô thường phải xoa lưng, vỗ về và chiều chuộng hơn để các con bớt căng thẳng”.

Theo cô Hạnh, mỗi ngày được thấy các con một tiến bộ dù chỉ là những biểu hiện chỉ rất nhỏ thôi là cũng đủ khiến các cô vui cả ngày hôm đó. Hơn nữa, khi được phụ huynh tin tưởng, đồng hành cùng trong việc dạy dỗ các con, thấy danh sách các bạn được hòa nhập ngày một nhiều là động lực lớn nhất để các cô ở lớp học Tương Lai Mới nỗ lực hơn nữa.

Mặc dù công việc mệt mỏi, căng thẳng, áp lực và mức lương thấp nhưng với cô Hạnh và những giáo viên tại lớp học Tương Lai Mới vẫn có rất nhiều niềm vui không cứ phải vào những ngày kỷ niệm như 20.11.

Nói về những trăn trở với trẻ tự kỷ, cô Hạnh cho hay: “Hiện nay việc tạo điều kiện cho trẻ tự kỷ hòa nhập tại các trường bình thường là điều vô cùng khó khăn. Nhiều bé đã được can thiệp sớm, đã trở thành những bé bình thường nhưng vẫn bị các trường từ chối nhận dạy vì sợ ảnh hưởng đến những bạn khác”.

Hoàng Thanh/infornet

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.