Ngày 23-10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án "Nhận hối lộ"; "Đưa hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Che giấu tội phạm" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố (giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu).
Theo kết luận điều tra, ông Vũ Hồng Quang, cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, đã hưởng lợi 20 tỷ đồng từ các chuyến bay giải cứu và đã chia cho cấp dưới 244 triệu đồng.
Trong vụ án "Chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố Lê Ngọc Tường, cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và Nguyễn Văn Văn, cựu Phó giám đốc Sở Y tế cùng ở tỉnh Quảng Nam, vì tội “Nhận hối lộ”.
Năm 2023, hàng loạt vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của dư luận đã được phanh phui và đưa ra xét xử. Nổi bật như vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đại án Cty Việt Á và khép lại những ngày cuối năm là phiên phúc thẩm vụ án “Chuyến bay giải cứu”.
Hội đồng Xét xử phúc thẩm thấy đủ căn cứ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Hoàng Văn Hưng vì vậy bị cáo được giảm từ chung thân xuống 20 năm tù giam.
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Vũ Hồng Quang, nguyên Phó trưởng Phòng Vận tải Hàng không và Vũ Hoàng Dũng về tội 'đưa hối lộ.'
Khi dứt khoát nhận số tiền rất lớn, với tư cách cán bộ trong diện kê khai, chắc chắn trong đầu họ đã tính toán trước việc che giấu phần tài sản dày lên đến bất thường…
Trong quá trình xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu”, một số bị cáo đã có những phát ngôn 'gây sốc' cho người nghe khi nói về việc nhận quà cáp, tiền hối lộ.
Trong quá trình vụ án Chuyến bay giải cứu đang nghị án, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) đã nộp thêm 7 tỉ đồng để khắc phục tổng số tiền khoảng 42 tỉ đồng trong số tiền 42,6 tỉ đồng nhận hối lộ
Trong vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị VKS đề nghị mức án cao nhất: tử hình. Với việc đã khắc phục hậu quả với số tiền lớn, liệu bị cáo này có thoát án tử hình?
Cuối giờ chiều 21-7, tòa tuyên bố kết thúc phần tranh tụng, chuyển sang nghị án, trước khi nghị án, 54 bị cáo được quyền nói lời sau cùng. Các bị cáo sau đó thừa nhận hành vi sai lầm của mình; duy chỉ có Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên vụ án) vẫn kêu oan và tin vào phán xét của hội đồng xét xử.
Luật sư và các bị cáo là chủ doanh nghiệp trình bày nguyên nhân chủ yếu buộc DN phải đưa hối lộ là do sự nhũng nhiễu của một số công chức Nhà nước tạo nên những 'rào cản vô cùng đáng sợ.'
Tại phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu ngày 18.7, bị cáo Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tự bào chữa, thừa nhận việc làm hoàn toàn sai và lẩy 2 câu Kiều: ''Trót vì tay đã nhúng chàm, Dại rồi còn biết khôn làm sao đây''!
Sáng 17-7, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra bản luận tội đối với cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 53 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu".
Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị tuyên phạt tử hình; Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) 12-13 năm tù; Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự) 18-19 năm tù.
Bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun) khai có lần bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, gửi bức ảnh tờ giấy Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký và yêu cầu phải chuyển tiền mới có dấu
Tài liệu do Viện kiểm sát công bố cho thấy, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội và cựu trưởng phòng thuộc Bộ Công an đã có tới hơn 400 cuộc điện thoại chỉ trong thời gian ngắn.
Chỉ là thư ký thứ trưởng Bộ Y tế với nhiệm vụ đơn giản là trình văn bản cho cấp trên ký, vì sao các doanh nghiệp trong vụ 'chuyến bay giải cứu' phải 'rồng rắn' đến gặp và đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên?
Tại tòa, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn nghẹn lời bày tỏ về sự hối hận, đồng thời cho rằng 'chỉ vì xuất phát từ việc thương người quá nên mới môi giới hối lộ'.