Chương trình xây dựng nông thôn mới: Nhiều tiêu chí khó thực hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn tỉnh Gia Lai đã có nhiều đổi thay rõ nét. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng và các địa phương, quá trình thực hiện vẫn còn những tiêu chí không phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.

  Làm đường giao thông nông thôn.   Ảnh: N.D
Làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Đến nay, toàn tỉnh đã có 30 xã đạt chuẩn NTM. Kết quả này ghi nhận sự nỗ lực của các địa phương cũng như người dân cùng các đơn vị, doanh nghiệp. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các tiêu chí như giao thông, thủy lợi nhà ở dân cư, môi trường… gặp một số vướng mắc cần có biện pháp tháo gỡ.

Một trong những tiêu chí khó thực hiện là giao thông. Phần lớn các xã trên địa bàn tỉnh có diện tích rộng, mức đầu tư cho các tuyến đường giao thông rất lớn, trong khi Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách, còn lại phải huy động sự đóng góp của người dân. Bên cạnh đó, tiêu chí thủy lợi cũng rất khó thực hiện vì áp dụng theo quy định của Trung ương thì rất khó. Tiêu chí chợ, nhà ở dân cư cũng là một khó khăn do dân cư sống không tập trung, việc đòi hỏi mỗi xã một chợ là không cần thiết. Hiện tại, các dịch vụ buôn bán hàng lưu động đã có mặt khắp các xã. Quy định 14 m2/người trở lên là không phù hợp với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số chỉ tiêu của tiêu chí môi trường cũng còn nhiều bất cập vì nghĩa trang của các làng đồng bào dân tộc thiểu số theo tập quán thường hình thành tại làng và không tập trung vào nghĩa trang chung của xã. Nếu quy hoạch riêng thì rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, việc xử lý rác khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, bất cập do đất rộng, dân số lại phân tán…

Để khắc phục một số nội dung còn chưa phù hợp của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM của giai đoạn 2010-2015, ngày 17-10-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có 6 tiêu chí được giao cho UBND các tỉnh quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, một số tiêu chí mới cũng sẽ khó thực hiện như thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ở vùng Tây Nguyên phải đạt trên 41 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 7%; trên địa bàn xã phải có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, làng…

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có ý nghĩa rất lớn, vì vậy đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần xây dựng kế hoạch cụ thể về các nội dung tham gia thực hiện chương trình; đề xuất các quy định cụ thể phù hợp với Bộ tiêu chí mới và điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó, các địa phương sẽ hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các tiêu chí sát với điều kiện hiện có.

Trước mắt, khi có hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành và các sở, ngành ở tỉnh, chính quyền xã cần tiến hành sớm việc rà soát, đánh giá thực trạng của 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới để xác định nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2017-2020 với mục tiêu đến năm 2020 Gia Lai phải có ít nhất 80 xã đạt chuẩn NTM và có 4 địa phương cấp huyện đạt chuẩn NTM.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.