Chương trình "Sắc màu văn hóa Gia Lai" đến với Làng trẻ em SOS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 9-6, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” tại Làng trẻ em SOS (TP. Pleiu).

Chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” có sự tham gia trình diễn của đoàn nghệ nhân Jrai xã Chư Á (TP. Pleiku) với các tiết mục trình diễn cồng chiêng truyền thống và cải tiến, hòa tấu nhạc cụ dân tộc.

"Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển" đến với trẻ em tại Làng trẻ em SOS và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: Minh Châu

"Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển" đến với trẻ em tại Làng trẻ em SOS và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: Minh Châu

Các nghệ nhân Jrai còn hướng dẫn cho các em ở Làng trẻ em SOS và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh cách chế biến món ăn truyền thống như cơm lam, gà nướng, lá mì xào, các món nướng xa lửa; trải nghiệm trò chơi dân gian; tìm hiểu nghề đan lát, dệt vải, tạc tượng.

Tham gia trò chơi dân gian cùng các nghệ nhân. Ảnh: Minh Châu

Tham gia trò chơi dân gian cùng các nghệ nhân. Ảnh: Minh Châu

Ông Nguyễn Hoài Nguyên-Phó Giám đốc Làng trẻ em SOS cho biết, hiện Làng có 120 em đang sinh sống, học tập, trong đó nhiều em là người dân tộc thiểu số. Trước khi đến đây, các em chủ yếu sống trong các buôn, làng, nhưng nhiều em rời khỏi làng từ khi còn nhỏ.

Chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai” đã tái hiện những giá trị truyền thống, không gian sinh hoạt cộng đồng, mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, để từ đó khơi dậy tình yêu văn hóa trong mỗi đứa trẻ.

Chi đoàn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng quà cho các em nhỏ tại chương trình. Ảnh: Minh Châu

Chi đoàn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng quà cho các em nhỏ tại chương trình. Ảnh: Minh Châu

Dịp này, Chi đoàn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng quà cho các em nhỏ tại chương trình, khẳng định sự đồng hành của các tổ chức đoàn, thể và toàn xã hội đối với những trẻ em không may mắn; đồng thời mong các em có một mùa hè ý nghĩa, vui tươi và an toàn

Trẻ em tại Làng trẻ em SOS và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa thú vị. Thực hiện: Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.