Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự phát triển của công nghệ đã mang lại cho trẻ em cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với internet. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, các em ít được trang bị đủ kỹ năng tự vệ nên đối diện với rủi ro và dễ bị xâm hại. Vì vậy, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Việc nhận thức rõ về tác động tiêu cực của mạng xã hội đã giúp các em có “sức đề kháng” tốt hơn. Em Lý Trúc Quỳnh (lớp 8/4, Trường THCS Phạm Hồng Thái, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cho biết: Đối với lứa tuổi học sinh thì rất cần được trang bị kiến thức và kỹ năng sống. Vì vậy, em thường lên mạng để tìm kiếm thông tin. Em cũng thường lên mạng tìm kiếm kiến thức hữu ích để hoàn thành bài tập một cách nhanh chóng và chính xác.

Trong quá trình tìm kiếm thông tin, em sẽ ưu tiên những trang web mà thầy cô nói là an toàn, đáng tin cậy để sử dụng. Một số trang web có thông tin không phù hợp với lứa tuổi, em sẽ không vào để tránh những tác động tiêu cực.

Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có nhận thức rõ ràng về những thông tin xấu độc trên mạng xã hội, nhất là đối với bậc tiểu học. Trong khi hiện nay, đa số phụ huynh luôn bận rộn với công việc, thời gian dành để quản lý, chăm sóc, dạy dỗ con cũng thưa dần. Vì vậy, nỗi lo con em bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu từ mạng xã hội luôn thường trực đối với không ít phụ huynh.

Chị Trần Nữ Kiều My (tổ 8, phường Hoa Lư) chia sẻ: “Con tôi đang ở tuổi dậy thì. Tôi rất lo lắng khi cho con tiếp xúc với các trang mạng xã hội. Vậy nên, tôi luôn cố gắng đồng hành và hướng dẫn con sử dụng những trang web hữu ích để con có thêm nhiều kiến thức nâng cao giá trị bản thân”.

cac-em-hoc-sinh-hang-ngay-tiep-can-voi-cong-nghe-thong-tin-voi-thoi-luong-nhieu.jpg
Các trường học cần tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tiếp xúc trên môi trường mạng. Ảnh: H.Đ.T

Không chỉ phụ huynh và học sinh mà đây cũng là nỗi lo của ngành Giáo dục. Nhiều năm nay, ngành Giáo dục và các ngành liên quan đã chú trọng triển khai các giải pháp để giúp các em sử dụng mạng xã hội phục vụ cho việc học tập, vui chơi, giải trí một cách hiệu quả và an toàn.

Thầy Hoàng Hữu Hương-Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái-cho biết: Trong năm học 2024-2025, nhà trường đã tổ chức một số hoạt động nhằm giúp các em học sinh sử dụng internet an toàn, đúng cách.

Theo đó, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em việc sử dụng internet như thế nào cho phù hợp; đồng thời giao cho giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức các buổi ngoại khóa để hướng dẫn cho các em biết tác hại của internet khi sử dụng không đúng. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn cũng tích hợp việc sử dụng internet vào trong giảng dạy để các em thấy được hiệu quả của việc sử dụng internet đúng cách.

Những năm gần đây, Tỉnh Đoàn đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em. Tại những diễn đàn này, các em cũng đề cập vấn đề an toàn cho trẻ em khi sử dụng mạng xã hội.

Hoạt động này đã có tác động tích cực đến vai trò, trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi địa phương trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện tốt Luật An toàn thông tin mạng 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật An ninh mạng 2018…, nhất là việc chung tay bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng.

Anh Nguyễn Chí Hiếu-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn-thông tin: Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với ngành Giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung tương tác sáng tạo lành mạnh trên không gian mạng đối với thiếu nhi, học sinh trên địa bàn tỉnh. Tập trung vào nội dung nhận diện thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc có tác hại tiêu cực đến thiếu nhi; phòng-chống bạo lực mạng.

Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hội thi, sân chơi nhằm giúp cho thiếu nhi biết cách khai thác hiệu quả những ứng dụng và mạng xã hội để phục vụ cho việc học tập và giải trí. Phối hợp với các cơ quan giám sát đối với việc thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, liên quan tới nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.

Thực tế cho thấy, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được các cấp, ngành quan tâm, góp phần tạo môi trường tốt nhất từ gia đình đến xã hội để các em học tập, vui chơi an toàn và lành mạnh.

Đây là điều đáng mừng nhưng chưa thật sự yên tâm khi những thông tin xấu độc luôn tiềm ẩn trên môi trường mạng khiến trẻ dễ có hành vi lệch chuẩn, tác hại rất khó lường…

Để việc bảo vệ trẻ em thật sự an toàn trên môi trường mạng, thiết nghĩ rất cần sự quan tâm nhiều hơn từ gia đình, nhà trường và các cấp, ngành bằng nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trường Tiểu học Kim Đồng tổ chức hoạt động ngoại khóa quân đội “Chúng tôi là chiến sĩ”

Trường Tiểu học Kim Đồng tổ chức hoạt động ngoại khóa quân đội “Chúng tôi là chiến sĩ”

(GLO)- Ngày 27-4, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tổ chức hoạt động ngoại khóa quân đội “Chúng tôi là chiến sĩ” nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với sự tham gia của 90 học sinh khối lớp 5.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.