Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.

Tối 21/6, lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Dự chương trình có Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội nhà báo – Tổng Biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh.

Báo chí là cầu nối tin cậy của Nhân dân với Đảng, Nhà nước

Theo ông Lê Quốc Minh, qua 18 năm tổ chức, đến nay, Giải báo chí Quốc gia tiếp tục nhận được sự tham gia chủ động, tích cực, hào hứng của các Liên Chi hội và Chi hội trực thuộc, 63/63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố.

Số lượng tác phẩm gửi về dự Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII là 1.905 tác phẩm, trong đó có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện theo quy định. Quá trình chấm sơ khảo được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng hướng dẫn và Quy chế của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia.

Trong số 165 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Như Ý)

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Như Ý)

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, trải qua 99 năm ra đời, phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện rõ nét vai trò là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, ngọn cờ cách mạng, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

“Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không nề gian khó, hy sinh, sẵn sàng xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, các thế hệ nhà báo đã chung sức, đồng lòng xây dựng nên nền báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, của dân, là cầu nối tin cậy của Nhân dân với Đảng, Nhà nước; giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân với bạn bè quốc tế”, Chủ tịch nước nói.

Theo Chủ tịch nước, trong quá trình đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng, báo chí và đội ngũ những người làm báo đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, tích cực tuyên truyền, động viên cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, khơi dậy khát vọng cháy bỏng phát triển đất nước độc lập, phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường.

Gửi lời chúc mừng các tác giả đoạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, năm 2025 sẽ kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước hoàn thành thắng lợi mục tiêu dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng XHCN.

"Điều này đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ to lớn, hết sức vẻ vang đối với báo chí và đội ngũ những người làm báo trong tuyên truyền, tạo sự đồng tâm, đồng thuận xã hội và sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng; đồng thời xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại", Chủ tịch nước nói.

Các đại biểu dự Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. (Ảnh: Như Ý)

Các đại biểu dự Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. (Ảnh: Như Ý)

Người làm báo phải trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm và dấn thân

Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị tập trung xây dựng đội ngũ những người làm báo thực sự là những người lính trên mặt trận văn hoá tư tưởng, có tâm sáng, lòng trong, bút sắc, vừa hồng vừa chuyên; phải luôn luôn thường trực lời Bác dạy: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết, khi không có gì cần nói, không có gì cần viết cũng chớ nói, chớ viết càn”; “tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc, chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”; kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.

Chủ tịch nước cũng nêu, phải phát huy cao độ vai trò của báo chí - công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, thực sự là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng; có nhiều hơn nữa các tác phẩm báo chí có tính lý luận và chính luận cao.

Tập trung tuyên truyền, cổ động, tập hợp quần chúng thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng; giáo dục, hướng dẫn các giai tầng trong xã hội hành động theo chuẩn mực, đạo đức xã hội chủ nghĩa; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng thông tin thuần tuý, công cụ giải trí đơn thuần.

Báo chí cũng cần không ngừng khơi dậy, khích lệ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách và niềm lạc quan, ý thức tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, xây đắp và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực vươn lên cho sự phát triển của đất nước.

Chủ tịch nước lưu ý, cần tăng cường giá trị văn hoá trong các tác phẩm báo chí. Mỗi tác phẩm báo chí phải là một sản phẩm văn hoá tinh thần có giá trị và giá trị sử dụng cao, chuẩn mực về nội dung, tươi mới và hấp dẫn về hình thức; hiện đại trong phương pháp thể hiện và phương thức phát hành.

Các tác phẩm báo chí phải không ngừng giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, bản sắc văn hoá Việt Nam; định hình và lan toả chuẩn mực văn hoá ứng xử trong xã hội, góp phần xây dựng, phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Một vấn đề nữa, Chủ tịch nước cho rằng, báo chí cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Thông tin báo chí cách mạng phải thực sự trở thành dòng thông tin chủ lưu trong không gian số. Xác định rõ mục tiêu, lộ trình, triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và có kết quả cụ thể. Chú trọng thúc đẩy tất cả các yếu tố trong các giai đoạn của chuyển đổi số báo chí, tập trung đào tạo nguồn nhân lực trên các nền tảng số, nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu công chúng và các hình thức sản phẩm có sức hấp dẫn, khả năng tương tác cao, lan toả sâu rộng trong công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Ảnh: Như Ý.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Ảnh: Như Ý.

Nhắc lại việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Nghề báo là nghề cao quý nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn”, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, để trở thành những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, là “thư ký của thời đại”, trở thành “người gác cổng của nhân dân”, người làm báo cách mạng phải đáp ứng được những đòi hỏi cao về trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và sự dấn thân, cần không ngừng cố gắng, nỗ lực học tập về lý luận, nghiệp vụ báo chí và công nghệ báo chí truyền thông hiện đại.

“Tôi tin tưởng rằng, tiếp nối truyền thống 99 năm ra đời và phát triển, với kinh nghiệm, bản lĩnh, ý chí, đội ngũ những người làm báo – lực lượng xung kích trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của Đảng sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân đã tin cậy giao phó”, Chủ tịch nước Tô Lâm nói.

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null