Chủ tịch Hội Khảo cổ học Tống Trung Tín: Rộc Tưng-Gò Đá có thể trở thành di sản thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Những phát hiện khảo cổ học ở thung lũng An Khê (tỉnh Gia Lai) đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giới và con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại, được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga bổ sung vào nội dung của tập 3 Lịch sử thế giới. Với giá trị mang tầm quốc tế, di tích Rộc Tưng-Gò Đá cần được nâng cấp ngay lập tức thành di tích quốc gia đặc biệt để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới”-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín-Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị trước Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong chuyến khảo sát mới đây tại Gia Lai.
Viện sĩ A.P. Derevianko Anatoly-Viện trưởng Viện Khảo cổ-Dân tộc học Novosibirsk (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) sau quá trình hợp tác, nghiên cứu, khai quật khảo cổ bên thềm sông Ba cổ đã nói với các đồng nghiệp rằng: Cuộc đời ông có thể kết thúc ở thung lũng An Khê. Thành tựu trong quá trình hợp tác nghiên cứu của nhà khoa học Nga góp phần đưa An Khê vào bản đồ Đá cũ của thế giới, đóng góp cho nghiên cứu lịch sử nhân loại như cái nôi cổ xưa nhất của loài người.
Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín, giá trị tầm cỡ của di tích quốc gia Rộc Tưng-Gò Đá cần được phổ cập rộng rãi trong giới khoa học lẫn người dân. “Những phát hiện khảo cổ ở khu vực này có nét gần với kỹ nghệ châu Âu, nói lên tính thế giới, đặc biệt là tính tiến bộ của người tiền sử khu vực Tây Nguyên. Trước mắt, cần hoàn thiện hồ sơ để nâng cấp Rộc Tưng-Gò Đá trở thành di tích quốc gia đặc biệt ngay lập tức, xa hơn nữa sẽ tiếp tục đề nghị là di sản thế giới. Tiếp đến, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và chiến lược phát huy giá trị đặc biệt của di tích”-ông Tín nói.
Các hố khai quật tại Rộc Tưng-Gò Đá được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các hố khai quật tại Rộc Tưng-Gò Đá được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sau chuyến khảo sát di tích Rộc Tưng-Gò Đá và tìm hiểu các hiện vật khảo cổ tại nhà trưng bày, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đã gợi ý một số cách bảo tồn, bảo tàng hiệu quả mà một số quốc gia đã làm. Ông cho rằng, nếu có chương trình ký kết với Viện Hàn lâm Khoa học Nga để tiếp tục nghiên cứu về Rộc Tưng-Gò Đá, đó phải là nghiên cứu chuyên sâu để làm sáng tỏ những giá trị mang tính quốc tế mà các nhà khoa học từng công bố. Nếu đề nghị di sản thế giới, ngay từ bây giờ cần tính đến phương án khoanh vùng, bảo vệ ở tầm cao hơn. “Trong nâng cấp, khoanh vùng cho An Khê, hiện đang khoanh vùng kiểu xôi đỗ, lỗ chỗ (một vài chỗ) là được rồi. Nhưng muốn đẩy lên ở một tầm cỡ sâu hơn, cao hơn như tiêu chuẩn của UNESCO thì những di tích phải nhiều, tạo thành quần thể liền mạch trên một diện tích đủ lớn để chuyển tải ý nghĩa nổi bật toàn cầu của nó. Nếu ta không tính đến chuyện này sớm, sau này khoanh vùng lại cắt nát nhà cửa, đường sá khu vực đó ra”-ông nói. 
Từ khảo sát thực tế cách khoanh vùng bảo vệ di tích tại Liên bang Nga, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín nói thêm: “Khoanh vùng Đá cũ ở Nga bằng diện tích của cả tỉnh Gia Lai. Họ không chỉ bảo vệ di tích mà bảo vệ cả đường đi của đàn thú hay của con người ngày cổ xưa. Đàn thú đi như thế nào, con người tiền sử mai phục như thế nào để có thú mà ăn. Họ khoanh vùng để bảo vệ cả rừng, không gian sinh thái nguyên thủy từ hàng triệu năm về trước cho tới ngày nay. Ta không thể so sánh như họ nhưng phải tham khảo cách bảo tồn của họ. Với cách làm này, họ biến thành công trường nghiên cứu khảo cổ học quốc tế. Đến đấy, khách tham quan, nhà khoa học, khảo cổ học được sống trong không khí tiền sử. Chúng tôi đến đấy cũng ăn, ngủ theo kiểu người tiền sử”. Ông  cũng cho rằng, bảo tồn Rộc Tưng-Gò Đá hiện nay ở An Khê chỉ mới làm nhà mái che tại chỗ. Để trở thành một bảo tàng ngoài trời, địa phương cần đi thực tế để học hỏi cách làm. Ông gợi ý: “Nếu có điều kiện, địa phương nên đến Nhật Bản để xem họ bảo tồn một di tích tiền sử và sơ sử như thế nào để về áp dụng, biến nơi này thành điểm du lịch khảo cổ hấp dẫn bậc nhất”.
PGS.TS Tống Trung Tín (áo trắng).JPG
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín (người mặc áo trắng) cho rằng, nghiên cứu sâu về An Khê là điều chắc chắn, nhưng cần mở rộng chương trình nghiên cứu cho Gia Lai và cả Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc
Cùng với kiến nghị nâng cấp ngay lập tức Rộc Tưng-Gò Đá thành di tích quốc gia đặc biệt, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín kiến nghị cần làm hồ sơ cho một số hiện vật khảo cổ để công nhận bảo vật quốc gia. Ông nói: “Tổ hợp công cụ đá ở đây quá đẹp. Có thể chọn 1 tổ hợp hay 1 sưu tập làm công cụ, giáo cụ trực quan đưa ra giảng dạy cho sinh viên, học sinh, người dân. Lựa chọn một số hiện vật trong hàng ngàn hiện vật đó làm hồ sơ, phân tích làm sao để thuyết phục hội đồng công nhận là bảo vật quốc gia”.
Trước Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín cho rằng, nghiên cứu sâu về An Khê là điều chắc chắn, nhưng cần mở rộng chương trình nghiên cứu cho Gia Lai và cả Tây Nguyên. “Tôi làm chủ nhiệm và thường tổng kết các chương trình nghiên cứu khảo cổ học Tây Nguyên, tôi thấy hiện nay các nhà nghiên cứu, khoa học vẫn chưa hiểu nhiều về Tây Nguyên, mới chỉ hiểu vừa vừa thôi. Tây Nguyên có hơn 30 tộc người, nguồn gốc họ ở đâu, rất cần khảo cổ học làm sáng tỏ. Nhưng nói gì thì nói, cái đầu tiên phải là tiền đâu, do đó, cần có kiến nghị với Chính phủ phê duyệt nguồn kinh phí đủ lớn cho chương trình nghiên cứu ở Gia Lai và Tây Nguyên, để làm cho ra môn ra khoai, thu hút được những chuyên gia thực sự”-ông Tín nói
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.