Chư Prông nỗ lực xử lý rác thải nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhận thức rõ nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nông nghiệp, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều phương án thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Xã Ia Vê là một trong những địa phương làm tốt công tác thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp của huyện Chư Prông. Ông Giáp Thành Luân-công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Vê-cho biết: Toàn xã có 3.239 ha cây trồng các loại, trong đó có 2.915 ha cây công nghiệp dài ngày, 324 cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực. Tại các cuộc họp, xã và các thôn, làng đều lồng ghép tuyên truyền, vận động người dân bỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng vào các bể chứa. Hàng năm, xã tổ chức 3 đợt nạo vét kênh mương, thu gom rác thải tại các cánh đồng, khu vực sản xuất. Nhờ đó, người dân đã có ý thức thu gom, bỏ rác thải đúng nơi quy định.

Người dân xã Ia Vê đã có ý thức bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa theo đúng quy định. Ảnh: N.H

Người dân xã Ia Vê đã có ý thức bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa theo đúng quy định. Ảnh: N.H

Ông Nguyễn Đức Tiến-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Cát Mỹ (xã Ia Vê) cho hay: “Gia đình tôi có 3,5 ha sầu riêng và cà phê. Mỗi lần sử dụng thuốc BVTV, tôi đều bỏ bao bì vào bể chứa. Trong các cuộc họp, tôi tuyên truyền, vận động người dân chủ động phân loại, không bỏ lẫn lộn rác thải sinh hoạt vào bể chứa bao bì BVTV, gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý”.

Tương tự, tại xã Ia Drăng, công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng cũng có nhiều chuyển biến. Theo Chủ tịch UBND xã Trịnh Quốc Thanh, xã đã xây dựng được 73 bể chứa bao bì thuốc BVTV. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, người dân đã chủ động bỏ bao bì thuốc BVTV vào bể chứa; các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn cũng thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải nguy hại đúng quy định.

Còn ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr thì thông tin: Hiện nay, trên địa bàn xã chưa đầu tư xây dựng bể chứa bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng. Để giảm thiểu tác động đến môi trường, mỗi năm, xã tổ chức 4 đợt huy động người dân tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại các cánh đồng, khu vực sản xuất, sau đó đốt có giám sát.

Ngoài sự nỗ lực từ các địa phương, các hội, đoàn thể của huyện cũng tích cực tham gia thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp. Bà Siu HLer-Chủ tịch Hội Nông dân huyện-chia sẻ: Các cấp Hội thường xuyên vận động hội viên, nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV cần thu gom đốt hoặc bỏ vào bể chứa đúng quy định. Từ năm 2018 đến nay, Hội triển khai mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”, trong đó, đã vận động hội viên đóng góp xây dựng 35 bể chứa bao bì thuốc BVTV đặt tại các cánh đồng thuộc 2 xã Ia Lâu và Ia Piơr.

Trao đổi với P.V, ông Lê Tấn Hiếu-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện-thông tin: Toàn huyện có hơn 77 ngàn ha cây trồng các loại. Để hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường đối với diện tích sản xuất nông nghiệp, UBND huyện khuyến khích người dân đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước; nhân rộng mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường. Thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn triển khai việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đảm bảo theo quy định.

Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 443 bể chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn 13 xã, thị trấn. Mỗi năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường hợp đồng với đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng 1-2 đợt. Tuy nhiên, địa bàn huyện rộng, địa hình phức tạp nên việc thu gom gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đôn đốc UBND các xã đầu tư kinh phí xây dựng bể chứa và khu vực lưu chứa; đồng thời, tiếp tục phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV đúng quy định, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường”-ông Hiếu thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.