Chư Păh nâng tầm nông sản đặc trưng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2019 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, vận động các chủ thể đầu tư nâng tầm nông sản chủ lực của địa phương thành sản phẩm đặc trưng để tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Đa dạng sản vật địa phương

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh, giai đoạn 2020-2022, toàn huyện có 20 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3-4 sao cấp tỉnh. Riêng năm 2023, huyện có 11 sản phẩm tham gia đánh giá, trong đó, 6 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lại sau 3 năm công nhận, 5 sản phẩm đánh giá mới gồm: nấm linh chi đỏ Núi Cờ, trà hoa vàng, hồng trà shan tuyết thượng hạng, phấn hoa tự nhiên và mật hoa Phước Hỷ. Qua đánh giá, cả 6 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại đều đạt 3 sao cấp huyện; 5 sản phẩm mới thì sản phẩm trà hoa vàng của Công ty cổ phần Dược phẩm Tâm Phúc Minh (làng Ea Lũ, xã Nghĩa Hưng) đạt 4 sao, các sản phẩm còn lại đạt 3 sao cấp huyện.

Bà Nguyễn Thị Cúc (thôn 4, thị trấn Phú Hòa) chia sẻ: Cơ sở ép dầu phộng của bà hoạt động được khoảng 5 năm. Năm 2020, bà tham gia Chương trình OCOP để nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2021, sản phẩm dầu ăn Mười Hiệp của cơ sở được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

“Khi đạt chứng nhận OCOP, mỗi năm, cơ sở cung cấp 500 lít dầu phộng cho người tiêu dùng trong tỉnh, lợi nhuận đạt khoảng 100 triệu đồng. Chương trình OCOP thực sự mang lại hiệu quả rất lớn. Hiện nay, tôi đang đầu tư xây dựng 2 sản phẩm mới là bột bánh xèo và bột ngũ cốc để tiếp tục tham gia Chương trình OCOP năm 2024”-bà Cúc cho biết.

Các sản phẩm của bà Cúc đang trưng bày giới thiệu đến người tiêu dùng. Ảnh: N.D

Các sản phẩm của bà Cúc đang trưng bày giới thiệu đến người tiêu dùng. Ảnh: N.D

Tương tự, bà Nguyễn Thị My Sa (thôn 4, thị trấn Phú Hòa) cho hay: Bộ sản phẩm tinh dầu của Cơ sở tinh dầu thiên nhiên My Sa được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020. Để đảm bảo theo quy định, năm nay, cơ sở tiếp tục thực hiện một số công đoạn như xác nhận lại bảo vệ môi trường, bảng công bố tiêu chuẩn, cập nhật các quy định trên hồ sơ sản phẩm, bổ sung thông tin trên tem, nhãn mác, kế hoạch kiểm tra chất lượng…

“Nhờ đó, bộ sản phẩm tinh dầu của cơ sở khi đánh giá, phân hạng lại năm 2023 tiếp tục đạt 3 sao cấp huyện. Chương trình OCOP mang lại hiệu quả rất thiết thực, các sản phẩm được tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Tôi đang hướng đến mục tiêu chế biến sâu để nâng tầm nông sản của địa phương, quảng bá đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh”-bà Sa thông tin.

Đẩy mạnh quảng bá

Ông Phạm Ngọc Huyền-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh: “Chư Păh là một trong những địa phương tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP. Sản phẩm của huyện rất đa dạng, phong phú và mang lại giá trị kinh tế khá cao”.

Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương, huyện Chư Păh rất quan tâm hỗ trợ các chủ thể quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đặc biệt, hàng năm, huyện đều tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch. Đây cũng là dịp để quảng bá đến du khách phương xa những sản phẩm đặc trưng của địa phương như: cà phê, hồ tiêu, cá thát lát sông Sê San, chuối rừng, rượu ghè, miến dong riềng, khoai lang Chư Đang Ya và những sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

“Để chuẩn bị Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2023, tôi đang tập trung xây dựng gian hàng quảng bá, giới thiệu bộ sản phẩm tinh dầu My Sa gồm: tinh dầu long não, sả chanh, ngũ cốc phấn hoa dinh dưỡng và tinh dầu trầu không bạc hà. Đây là cơ hội để du khách biết đến nhiều hơn sản phẩm OCOP của huyện Chư Păh”-bà Sa chia sẻ.

Quầy trưng bày các sản phẩm OCOP của Công ty cổ phần Chè Biển Hồ và huyện Chư Păh tại khu vực hàng thông trăm tuổi (xã Nghĩa Hưng). Ảnh: N.D

Quầy trưng bày các sản phẩm OCOP của Công ty cổ phần Chè Biển Hồ và huyện Chư Păh tại khu vực hàng thông trăm tuổi (xã Nghĩa Hưng). Ảnh: N.D

Trao đổi với P.V, ông Phạm Minh Phụng-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-thông tin: Thực hiện Chương trình OCOP, những năm gần đây, huyện tập trung tuyên truyền, vận động nhiều chủ thể là hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã và doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương như: trà, cà phê, dược liệu, mật ong… để từng bước nâng tầm, quảng bá đến người tiêu dùng.

“Chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả rất thiết thực giúp các chủ thể trên địa bàn huyện yên tâm đầu tư cho sản phẩm của mình phát triển ngày càng lớn mạnh, mang lại nguồn thu nhập khá. Đây là động lực để đánh thức tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông thôn của địa phương trong những năm tới”-ông Phụng cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.