Chư Ngọc trên đà khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhờ sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả khả quan trong xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống người dân.

Ông Ksor Tônh (buôn Chư Ung) cho biết: Trước đây, nhiều hộ dân ở buôn Sai và Chư Ung sống dọc theo sông Ba. Vào mùa mưa, bà con ai cũng lo sợ nước lũ dâng cao. Đến năm 2006, UBND tỉnh có chủ trương di dời 371 hộ buôn Sai và Chư Ung sống ven sông Ba đến khu tái định cư mới dọc quốc lộ 25. “17 năm ra nơi ở mới, cuộc sống của gần 400 hộ dân nơi đây thay đổi rõ rệt, bà con không còn lo lắng khi mùa mưa lũ đến, chú tâm làm ăn. Hệ thống hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, trường học được Nhà nước đầu tư đã giúp cho cuộc sống của bà con được tốt hơn”-ông Tônh chia sẻ.

Ông Ksor Tônh (thứ 2 bìa phải) trò chuyện cùng lãnh đạo xã Chư Ngọc. Ảnh: Lê Nam

Ông Ksor Tônh (thứ 2 bìa phải) trò chuyện cùng lãnh đạo xã Chư Ngọc. Ảnh: Lê Nam

Còn ông Nguyễn Văn Chuộng đã gắn bó với mảnh đất này gần 40 năm. Ông quê ở Thái Bình, vào đây lập nghiệp theo diện đi kinh tế mới từ năm 1984. Khi đó, cuộc sống của người dân nơi đây thiếu thốn đủ bề. Khó khăn là vậy, nhưng những hộ dân đi kinh tế mới cùng với bà con dân tộc thiểu số ở đây rất đoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Đến nay, được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước về điện-đường-trường-trạm đã giúp cuộc sống của người dân được tốt hơn.

Xã Chư Ngọc có 6 thôn, buôn với 1.190 hộ, 5.610 khẩu, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90%. Năm 2022, tổng diện tích gieo trồng toàn xã 2.968 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 940,8 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,6%; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 70% và 100% khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự. Với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, kinh tế-xã hội và đời sống của người dân nơi đây đổi thay từng ngày. Hiện xã đã hoàn thành 11 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Chị Ksor H'Mrí (buôn Chư Ung) cho hay: “Bây giờ, cuộc sống của người dân đã tốt hơn nhiều rồi. Có được như vậy cũng là nhờ sự đầu tư của Nhà nước, nhiều đường giao thông nông thôn sạch đẹp, giao thương thuận lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang giúp đời sống của người dân ngày càng được nâng cao”.

Xã Chư Ngọc nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Nam

Xã Chư Ngọc nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Hà Văn Vinh-Chủ tịch UBND xã Chư Ngọc-cho biết: Thời gian qua, xã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển kinh tế-xã hội. Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã vận động người dân đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình công cộng. Đến nay, các tuyến đường giao thông cơ bản hoàn thiện, giúp cho việc đi lại, giao thương thuận lợi và phát triển sản xuất. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gia đình. “Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục tập trung thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia là giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả. Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, xã tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo”-Chủ tịch UBND xã thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Nhộn nhịp phiên chợ Tết ở Đak Pơ

Nhộn nhịp phiên chợ Tết ở Đak Pơ

(GLO)- Ngày 17-1 (nhằm ngày 26 tháng Chạp), huyện Đak Pơ tổ chức “Phiên chợ Tết, giao lưu văn hóa-văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023”. Phiên chợ thu hút đông đảo người dân tham quan, mua sắm, vui chơi, tạo không khí ngày Tết rộn ràng, đầm ấm.
Điểm sáng hiến đất làm đường

Điểm sáng hiến đất làm đường

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản, nhân dân thôn Tân Hội (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã đồng lòng hiến đất, đóng tiền nâng cấp và làm mới đường nội đồng, đường giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường được mở rộng, cứng hóa đã làm cho diện mạo nông thôn nơi đây thêm khởi sắc.
Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua

Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua

(GLO)- Những năm qua, MTTQ tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dịp 86 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông HỒ VĂN ĐIỀM-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.
Phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc

Phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc

(GLO)- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai ra đời với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân. Vừa mới thành lập, lại phải chiến đấu trong điều kiện đầy cam go, thử thách, lực lượng quân số mỏng, điều kiện phục vụ công tác và chiến đấu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng lực lượng An ninh Gia Lai đã đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, nhanh chóng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trên trận tuyến bảo vệ an ninh quốc gia.
Vị trí địa lý - địa danh và địa giới hành chính tỉnh Gia Lai

Vị trí địa lý - địa danh và địa giới hành chính tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển.Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20“ đến 14°36'30“ vĩ bắc, từ 107°27'23“ đến 108°54'40“kinh đông.Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Campuchia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.