Chờ xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, mỗi ngày lên lớp học trò của tôi thường hỏi: “Cô ơi, bao giờ thì đến Tết?”. Đếm ngược từng ngày, cả lớp reo lên vui sướng khi số ngày giảm dần.
Rồi các em thi nhau kể chuyện được về quê dịp Tết, được bố mẹ dẫn đi chơi, có bao nhiêu bộ quần áo mới, giày, dép mới… Niềm vui rộn ràng trong từng ánh mắt trẻ thơ. Nhìn chúng, tôi khẽ mỉm cười, lòng nao nao nhớ về tuổi thơ. Cũng như các em bây giờ, ngày ấy tôi mong mỏi chờ Tết từng ngày. Ngày thơ bé, Tết chỉ đơn giản là được mặc quần áo mới vào sáng mùng Một, được ăn các món chỉ Tết mới có với tất cả niềm hạnh phúc.
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Mới chớp mắt đã hết một năm. Tết và mùa xuân lại cùng về như đã hẹn. Dẫu biết mùa nào cũng mang một sắc thái, một vẻ đẹp riêng, nhưng mùa xuân luôn gợi lên trong ta những cảm xúc thật khác lạ. Mùa xuân-mùa của chồi non, lộc biếc. Các loài cây, loài hoa được khoác lên mình một màu áo mới thanh tân, đầy sức sống. Đất trời như cũng dịu dàng hơn từ ngọn gió, ánh nắng ấm áp đến những đám mây nhẹ bẫng. Không khí cứ như có nhạc ngân lên hân hoan trong bước chân vội vã của bao người để mau mau, chóng chóng hoàn thành các công việc mà kịp về đón mùa xuân, ăn bữa cơm tất niên đầm ấm bên gia đình. Bởi vậy, mùa xuân luôn gắn với niềm hy vọng và mong mỏi. Hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến, những nỗi buồn sẽ qua; mong mỏi được đoàn viên, được gặp gỡ người thân, những đứa con đi xa được trở về nhà... Đơn giản chỉ cần ngồi nhìn mẹ cười hiền từ bên mâm cơm gia đình, nhìn những đứa con, đứa cháu trêu ghẹo nhau mà thấy lòng an yên đến lạ.
Nghĩ đến những kế hoạch, ước mơ còn dang dở trong năm cũ, tôi lại tự nhủ thầm sẽ cố gắng hoàn thành trong năm mới. Vậy đấy, mùa xuân như phép màu tiếp thêm năng lượng, khát vọng. Có thể năm mới có nhiều thử thách chờ đợi, nhưng phía trước tôi đang là mùa xuân. Tiếng lũ trẻ lại ào lên vui sướng khi chúng kể cho nhau nghe về những dự định trong dịp Tết. Chỉ vài bước chân qua tháng Chạp nữa thôi là mùa xuân lại bắt đầu, khởi động năm mới một cách mạnh mẽ với biết bao niềm hứng khởi. Lòng tôi bất chợt ngân lên những xúc cảm rất lạ về mùa xuân-mùa của những diệu kỳ!
TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.