Chiều xuân trên Trà Bồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân tộc Cor ở tập trung vùng núi ven Trường Sơn từ lâu đời. Họ sinh sống trên một địa hình núi cao vực sâu, lắm bão mưa nhiều, khởi đầu cho con sông Trà Bồng thơ mộng chảy về biển Đông.
Đường lên Trà Bồng quanh co dốc núi. Chúng tôi từ thành phố Quảng Ngãi phải vượt 60 cây số qua những dốc đèo trơn trượt trong gió bấc mưa phùn. Huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) tiếp giáp với huyện Trà My và Núi Thành (Quảng Nam) tạo thành ngã ba ôm lấy con đường đi lên cao nguyên Kon Tum. 
Người dân tộc Cor ở tập trung vùng núi ven Trường Sơn này từ lâu đời. Họ sinh sống trên một địa hình núi cao vực sâu, lắm bão mưa nhiều, khởi đầu cho con sông Trà Bồng thơ mộng chảy về biển Đông.
 
Sông Trà Bồng.
Đấu chiêng lấy vợ
Chúng tôi đến thị trấn Trà Xuân (trung tâm huyện Trà Bồng) trời đã ngớt mưa nhưng gió vẫn se lạnh. Những tia nắng đầu tiên từ biển đông xé tan màn sương làm thị trấn ửng hồng. Dòng nước từ thác núi đổ về sông Trà Bồng tựa như dải lụa dịu dàng trong vắt. Hàng đoàn người từ bốn phương tấp nập đổ về chợ Trà Bồng bên cầu Suối Nang. 
Hương xuân dâng lên theo con nắng mỗi lúc một tỏa rạng để xóa đi những tai họa của cơn bão mới đổ vào Trà Bồng. Hoa dã quỳ nở bung vàng rộm hai bên bờ suối. Người đồng bào Cor vừa tổ chức lễ hội nhân kỷ niệm 60 năm Khởi nghĩa Trà Bồng (1959-2019). Giờ đây họ hồ hởi đón xuân mới và chuẩn bị dựng những cây nêu để mang lại niềm vui cũng như quên những nỗi buồn trong năm. 
Thật may chúng tôi được cán bộ phòng Văn hóa huyện đưa tới thăm Nghệ nhân Ưu tú Hồ Ngọc An ở thôn 2 xã Trà Thủy. Nghệ nhân Hồ Ngọc An là một nghệ sĩ chuyên đấu chiêng ở nhiều lễ hội. Đặc biệt hai cha con ông Hồ Ngọc An đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu Tú. Cả huyện Trà Bồng hiện chỉ có ba nghệ nhân được phong danh Ưu tú, thì gia đình ông có tới hai người. Cha ông là cố nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc Hoàng. Họ là những dũng sĩ đấu chiêng nức tiếng một vùng và ít có đối thủ. 
Tục đấu chiêng của người Cor được coi là di sản độc đáo nhất trong vùng đồng bào Tây Nguyên. Đấu chiêng thể hiện sức mạnh trường tồn và ý chí quật khởi của người Cor. Đó là một bộ môn nghệ thuật sinh động có tính cạnh tranh về sự thể hiện những tiết điệu trong âm nhạc có một không hai.
 
Khi nhắc đến điều này, nghệ nhân Hồ Ngọc An càng trở nên hứng khởi. Khi lớn lên Hồ Ngọc An được cha dạy cho đánh cồng chiêng và cùng tham gia lễ hội làng. Nhất là lễ ăn tết Ngã Rạ ở làng, bao giờ hai cha con cũng là một cặp phối hợp nhịp nhàng thả hồn vào tiếng chiêng. 
Đặc biệt, khi ở tuổi trưởng thành, Hồ Ngọc An còn được bố dạy cho nghệ thuật đấu chiêng. Đấu chiêng là một cuộc tỉ thí về âm nhạc độc đáo của đồng bào người Cor. Nó có lịch sử từ một huyền tích về tình yêu giữa hai chàng trai với một cô gái xinh đẹp bên con suối Trà Bồng. 
Cô gái Rơ Lang dịu dàng có đôi mắt bồ câu trong veo. Cô hay ca hát trong rừng quế làm say đắm bao chàng trai. Trong đó hai chàng trai Tơ Rưng và Ban na đều tỏ lòng yêu Rơ Lang tha thiết. Họ gầm ghè nhau. Ai cũng đều muốn chiếm đoạt trái tim cô gái. Thấy vậy già làng ra lệnh cho hai người đấu chiêng với nhau. Ai đánh chiêng hay cho đến cuối cùng sẽ trở thành chồng cô gái. Vậy là suốt đêm đó cả làng ra hội đấu chiêng và xem hai chàng trai tỏ rõ sức mạnh của mình. Tục đấu chiêng ra đời từ đó.
Các chàng trai dân tộc Cor luôn luyện tập đấu chiêng và thể hiện tài năng âm nhạc và sức mạnh của mình. Nghệ nhân Hồ Ngọc An sôi nổi nói, khi đấu chiêng hai người phải thể hiện những điệu nhảy mạnh mẽ cùng chiêng. Họ cầm dây chiêng trên tay và đánh theo nhịp trống lúc nhanh lúc chậm, khi lại khoan thai hay cuồn cuộn như thác đổ. Tiếng chiêng mang cảm xúc nghệ sĩ nhưng lại thể hiện sức mạnh của những dũng sĩ Tây Nguyên. Hai nghệ sĩ phải lắng nghe nhau và đối thoại bằng tiếng chiêng bay bổng từ tâm hồn mình. Họ hòa đồng để ứng tác âm thanh. Do vậy mỗi cặp đấu đều có những âm sắc riêng không ai lường được trước. 
Nghệ nhân Hồ Ngọc An còn nhớ có lần xem cha đấu chiêng với một người ở xã khác. Khi thấy đối thủ đã tỏ ra đuối sức tay cầm chiêng đã trùng xuống tỏ ra mệt mỏi. Không vì thế mà cha ông cố đánh dồn dập vang to để lấn át bạn đấu. Cha ông đã đánh theo nhịp thở của bạn như cùng đồng hành và an ủi nhau khi đã đuối sức. Đó là bài học nhân ái của người Cor. Không ganh đua ăn thua lấy được mà phải ân cần thương yêu nhau.
Lễ hội đâm trâu
Nghệ nhân Hồ Ngọc An dẫn chúng tôi ra cây gần với cây nêu trước nhà nói đây chỉ là cây nêu cúng còn trong lễ hội đâm trâu phải có cây nêu Vũ trụ (cao từ 10 đến 15 mét). Gọi là cây nêu Vũ trụ vì nó kết nối phần tâm linh con người với thần thánh. Mọi lễ hội đều cần có cây nêu để thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người. Những hoạt động đều diễn ra chung quanh cây nêu. Lễ đâm trâu cũng vậy. 
Cây nêu là nơi cột con trâu làm lễ hiến sinh. Gọi là lễ đâm trâu hay lễ ăn trâu cũng là một. Nhiều người chưa hiểu hết về lễ đâm trâu nên có những cách nhìn nghi ngại. Thực ra với người Tây nguyên con trâu chưa bao giờ là “đầu cơ nghiệp” như người Kinh dưới xuôi. Con trâu chỉ được coi là tài sản và thể hiện sự giầu có của gia đình hoặc cộng đồng. Chúng còn dùng để trao đổi các vật phẩm có giá trị như chiêng, ché cổ, hay vòng bạc…
Vậy nên trâu chính là vật hiến sinh trong các lễ hội như mừng chiến thắng hoặc cầu xin cho sự yên lành mùa màng no ấm. Do vậy lễ đâm trâu của người Cor được coi là hội làng và hiến trâu cho thần linh để được che chở vượt qua mọi hiểm họa từ thiên nhiên như lũ lụt, bão tố hay dịch bệnh tràn đến.
 
Chợ Trà Bồng.
Chính vì thế động tác đâm trâu còn được coi là thiêng liêng và chỉ trao cho những chàng trai khỏe mạnh và chưa có gia đình. Sự thành kính và chuẩn mực khi đâm trâu cho đến khi chết cũng được dân làng ca múa và biểu diễn cồng chiêng như một vũ hội. 
Nghệ nhân Hồ Ngọc An là người tham gia và chỉ huy đội cồng chiêng qua nhiều lễ đâm trâu hàng năm. Ông có cảm nhận khác hẳn mỗi khi tiếng chiêng tấu lên và cuộc tỉ thí giữa các chàng trai. Động tác đâm trâu cũng phải nhanh gọn chính xác cùng với nhịp chiêng vũ hội qua 9 vòng nhảy múa. Con trâu bị đâm chết nếu không rống lên và đầu quay về hướng đông chứng tỏ tài năng của những người dũng sĩ trẻ của người Tây nguyên. Khi ấy mới được thần linh chấp nhận và con trâu sẽ mang điềm may mắn và tốt lành cho dân bản.
Kết thúc là ba hồi chiêng nhỏ để tiễn biệt và cám ơn thần thánh. Riêng đầu và đuôi trâu được treo lên cây nêu để tế lễ trong ba ngày. Sau đó mọi người khiêng chúng ra bãi cỏ nơi thường ngày trâu hay ăn. Đội chiêng đi theo hòa tấu như lời an ủi mong cho khi chết trâu vẫn được ăn uống no đủ. 
Nhịp chiêng trầm bổng tiễn biệt trong tiếng suối róc rách và gió rì rào trên rừng xanh. Đó cũng chính là nét văn hóa tín ngưỡng sâu sắc. Đồng thời lễ hội đâm trâu thể hiện sự biết ơn của người Cor đối với thần linh và tổ tiên. Họ ca múa chung quanh cây nêu vũ trụ trong sự yêu thương đùm bọc của cộng đồng và được thần linh che chở vượt qua mọi sóng gió.
Những chiếc gùi trên lưng mẹ
Dòng nước trên sông Trà Bồng vào tiết xuân luôn dịu dàng mơ mộng cùng với cỏ hoa đôi bờ. Những cô gái đeo gùi đi chợ chất đầy hàng trên lưng. Gùi theo họ trong mọi nẻo đường. Khi lên rẫy đi rừng, hay đi chợ những cô gái Cor đều coi gùi như vật bất ly thân. Quả khi lên đây với núi cao rừng rậm cùng suối sâu thác dữ tôi mới hiểu vì sao chiếc gùi lại thiết thân đến vậy. Đó là phương tiện vận chuyển duy nhất và còn được coi là một vật phẩm làm đẹp cho người phụ nữ chịu thương chịu khó trên núi cao. Bởi có những chiếc gùi được trang trí tô vẽ khá xinh xắn.
Những chiếc gùi trên lưng các bà các mẹ tấp nập ra vào chợ như nốt nhấn trong bản nhạc tây nguyên mà tôi đã từng nghe. Trên lưng họ là những bắp ngô nếp thơm phức hương đồng nội. Những vành gùi đen bóng vì mồ hôi và nước mắt của mẹ bao mùa nương rẫy. Chiếc gùi chứa cả mặt trời là những gương mặt thơ ngây của con trẻ trên núi cao. Tôi sức nhớ đến những câu thơ của Rơ Cham Long viết “Mẹ mang cái gùi suốt tháng năm. Cứ thế dần trôi. Mẹ gùi không mỏi. Đêm ngủ mẹ lại nằm mơ thấy cái gùi. Mơ gương mặt con. Ôi cái gùi của mẹ”.
Vương Tâm (Cảnh sát Toàn cầu Online)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…