Chiến sĩ quân y tuyến đầu chống dịch - Bài 1: Khi bác sĩ là F0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ngày càng cam go, tại Bệnh viện dã chiến số 7 có những y, bác sĩ đến từ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) đang ngày đêm trực chiến. Nhiều người trong số đó đã bị phơi nhiễm, trở thành F0, nhưng vượt lên nguy hiểm, họ vẫn ở lại hết lòng vì nhiệm vụ.
Vừa là bác sĩ, vừa là bệnh nhân
Tiếp xúc với phóng viên là bác sĩ, Thiếu tá Trần Minh Tuấn (Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175) -  một trong những thành viên chủ chốt của đội,  không may bị "dính" Covid-19 và buộc phải cách ly trong suốt quá trình điều trị cho các bệnh nhân.

Các y, bác sĩ đang đặt oxy cho một bệnh nhân F0 đang khó thở tại Bệnh viện dã chiến số 7. Ảnh: Chinh Hoàng.
Các y, bác sĩ đang đặt oxy cho một bệnh nhân F0 đang khó thở tại Bệnh viện dã chiến số 7. Ảnh: Chinh Hoàng
Khi biết tin mình là F0, bác sĩ Tuấn đã kịp thời lên kế hoạch và nhờ một đồng đội thay anh tiếp tục chỉ đạo công việc. "Điều tôi lo lắng nhất là quân số bị hao hụt. Một người bị F0 thì những người khác phải gánh phần công việc của mình. Khó khăn cứ thế chồng lên gấp bội lần", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Bác sĩ Tuấn cho biết, anh chính thức nhận lệnh sang Bệnh viện dã chiến số 7 từ ngày 11/7, cùng với 74 đồng đội tiếp quản tòa B4 của bệnh viện. Đó là một tòa nhà chung cư đã 6 năm không có người ở, hầu như chưa được trang bị, trong vòng 48h phải ổn định nơi ăn ở, sắp xếp tất cả các quy trình, đặc biệt là quy trình nhận bệnh.
Mặc dù thời gian rất bí bách, thiếu thốn về điều kiện, nhân lực nhưng các chiến sĩ quân y đã bằng mọi cách đưa bệnh viện vào hoạt động trong thời gian ngắn nhất. "Khó khăn nhất đối với chúng tôi không phải là tiếp xúc bệnh nhân mà là phải tiếp nhận tin những đồng đội của mình đã phơi nhiễm Covid-19", bác sĩ Tuấn trải lòng.

Y sĩ Nguyễn Quốc Tuấn theo dõi tình trạng của một bệnh nhân đang điều trị. Ảnh: Chinh Hoàng
Y sĩ Nguyễn Quốc Tuấn theo dõi tình trạng của một bệnh nhân đang điều trị. Ảnh: Chinh Hoàng
Theo bác sĩ Tuấn, khi nhận tin các đồng đội chính thức nhiễm bệnh cũng là lúc rất cân não để đưa ra quyết định sẽ giữ đồng đội ở lại để vừa điều trị, vừa chăm sóc bệnh nhân hay đưa về Quân y viện. Tuy  nhiên, qua trao đổi nhanh về tâm tư nguyện vọng, 5 người đầu tiên trở thành F0 không ai muốn trở về.
Tính tới thời điểm này, đã có 11 y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 7 nhiễm Covid-19. Trong đó có 8 người đã khỏe và quay trở lại làm việc, 3 người đang được cách ly điều trị.
Hết dịch bố mẹ sẽ về…
Y sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 175) từng bị nhiễm Covid-19 sau một tuần nhận nhiệm vụ, kể: "Khi nhận thông báo hai vạch (dương tính), tôi đã chuẩn bị tâm lí chiến đấu với nó".
"Đến giai đoạn mất khứu giác và vị giác, không thể ăn được, tôi tự động viên mình phải cố gắng ăn, tập thể lực để khỏi bệnh và quay lại cùng đồng đội chiến đấu tiếp", anh chia sẻ.

Thiếu tá - bác sĩ Trần Minh Tuấn (bên trái) - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175, đang điều hành công việc. Ảnh: Chinh Hoàng
Thiếu tá - bác sĩ Trần Minh Tuấn (bên trái) - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175, đang điều hành công việc. Ảnh: Chinh Hoàng
Y sĩ Tuấn năm nay đã 50 tuổi, hiện là anh cả của đội. Vợ anh cũng đang trực chiến ở Viện Y học dự phòng phía Nam thuộc Cục Quân y - Tổng Cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng). Anh cho biết, hai vợ chồng tính đến nay đã 3 tháng chưa gặp mặt.
Anh chị có 2 người con, con gái 20 tuổi và con trai 14 tuổi. Khi vợ chồng cùng tham gia chống dịch, cả hai con đều tự chăm sóc lẫn nhau. "Những phút giải lao, chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, nhìn con và nhắc lại điệp khúc qua điện thoại: Chừng nào hết dịch, ba mẹ sẽ về…", anh tâm sự.
Nhắc đến các con, anh Tuấn lại nhớ đến hình ảnh cháu bé 5 tuổi từ Hóc Môn chuyển lên đây cách ly. Cháu rất ngoan và dễ thương. Cả nhà bé đều bị Covid-19, 3 người cách ly ở 3 bệnh viện khác nhau. Thương bé, anh cùng đồng nghiệp liên  hệ tìm mẹ cho cháu, may mắn sao mẹ bé đang ở Bệnh viện dã chiến số 6. 
"Ngồi trên xe từ đây sang bệnh viện số 6, cháu không khóc, không than buồn. Tôi hỏi cháu có lo lắng gì không, cháu nói con chỉ nhớ mẹ và ba thôi. Khi ấy, thực sự tôi nhớ về các con của tôi và mong cháu và ba mẹ nhanh khỏi để sớm được đoàn tụ", anh Tuấn xúc động nói.
Trong hơn 5 tuần ở đây, các y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 7 thuộc Bệnh viện Quân y 175 đã tiếp nhận bệnh và điều trị thành công, cho ra viện khoảng hơn 2.000 bệnh nhân. Đây chưa gọi là thành công nhưng cho thấy sự nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ của cả đội khi vừa phải chăm sóc bệnh nhân, vừa phải chăm sóc chính mình (F0).
Bác sĩ - Thiếu tá Trần Minh Tuấn
Theo Chinh Hoàng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).