Chiếc phản gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phản gỗ/chiếu ngựa/sập là định danh chung cho loại tiện nghi gia dụng bằng gỗ, ngoài chức năng trưng bày còn dùng để nằm, ngồi như giường, chõng, ghế… Tuy thế, về kích thước, kiểu dáng, kết cấu, chất liệu gỗ mỗi giai đoạn, từng vùng miền lại có sự khác nhau.

Ngày trước, những gia đình danh giá ở Bình Định, trong ngôi nhà mái 3 gian hoặc 5 gian 2 chái, không thể thiếu bộ phản gỗ nguyên tấm hoặc 2-3 tấm ghép lại, được đặt trang trọng ở phòng khách, trên bộ chân vững chãi, gọi là bộ ngựa. Loại gỗ làm ra bộ phản thường là gõ nên có tên thông dụng là phản gõ/bộ gõ/bộ ngựa gõ.

Điểm chung, bộ phản gỗ là phẩm vật truyền đời, qua thời gian dài sử dụng “lên nước” màu gỗ tự nhiên nâu bóng. Ảnh minh họa
Điểm chung, bộ phản gỗ là phẩm vật truyền đời, qua thời gian dài sử dụng “lên nước” màu gỗ tự nhiên nâu bóng. Ảnh minh họa


Bộ phản gỗ đặc biệt có bề mặt hình vuông, gồm 3 tấm ghép lại, gọi là phản vuông, kích thước 1,8 m x 1,8 m, đặt ở giữa gian phòng khách nên còn gọi là phản giữa. Thời phong kiến, phản giữa chỉ có ở đình làng, gia đình các vị quan, gồm cả quan làng, danh xưng tôn kính là cả. Phản giữa chỉ dành cho quan/cả ngồi. Phản giữa quan/cả dùng tiếp khách bằng vai phải vế.

Điểm chung của phản bề mặt được bào nhẵn, cưa cắt thẳng; bộ chân đế vững chãi; tiện hình mũi hài hay hình lưỡi ốc sên còn tùy thuộc vào những tấm ván đặt trên lưng nó. Điểm chung, chúng là phẩm vật truyền đời, qua thời gian dài sử dụng “lên nước” màu gỗ tự nhiên nâu bóng.

Cũng được làm từ ván gỗ, mà là gỗ tạp như gỗ xoài, gỗ mít… lại gọi là bộ ván ngựa. Ván ngựa mỏng, bề mặt không nhất thiết phải bào thật nhẵn, đặt trên bộ chân chỉ cần vững; không tạo hình cầu kỳ. Bộ ván ngựa thường có 1 hoặc 2 tấm, được đặt ở chái nhà, mở cửa sổ trông ra vườn nên gọi là phản chái. Nhiều gia đình đặt bộ ván ngựa ở hiên trước, ngó ra sân, ra ngõ gọi là phản hiên.

Nhà khó khăn không sắm nổi phản gõ, ván ngựa thì cố sắm bộ ván mỏng, hẹp đóng hông xung quanh, có 4 chân như chân giường, đặt nơi tùy thích làm chỗ ngả lưng. Lúc cần thì vác ra bờ mương, chắn ngang dòng chảy để tháo nước vào ruộng.

Ngày nay, phản gỗ có chức năng trưng bày là chính. Để trưng bày nên phải đẹp, phải đẳng cấp, phải độc, lạ và mang dấu ấn cá nhân của gia chủ. Có thể là nguyên phần thân cây gỗ, tạo dáng như chiếc long sàng của nhà vua khi xưa. Càng quý hiếm, càng giá trị.

Thời ông cha có món đồ gỗ để mà dùng, để làm sang theo cách của ông cha. Thời chúng ta cũng có món đồ gỗ để chơi, để dùng theo cách của mỗi người, là vậy.

 

NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.