Chiếc chõng tre

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bước vào quán cà phê đầu đường Lý Tự Trọng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), cái cảm giác ấm cúng thân thuộc của một ngôi nhà quê thật lâu rồi bỗng trở lại trong tôi. Không chỉ bởi ngôi nhà rường theo mẫu cổ được chạm trổ khá đẹp, cảm giác toát lên từ những bộ bàn ghế, chiếc trường kỷ và cả chiếc tủ đựng sách dùng cho ông đồ nho xưa… tất cả đều làm bằng cây tre thân thuộc.

Sống trong thời đại kim khí, những bộ bàn ghế bằng gỗ quý hàng trăm triệu đồng, những chiếc giường “mô đéc”, những bộ bàn ghế bằng đệm mút bọc da hàng mới là cái để người ta để mắt, mà lạ thay, những vật dụng “nhà quê” như thế vẫn gợi nhớ, vẫn có sức sống trong lòng mỗi khi chạm đến.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Là xứ sở của tre nứa nhưng hàng bao đời nay, Gia Lai nói riêng và cả Tây Nguyên nói chung, những vật dụng bàn ghế, giường, kệ… bằng tre nứa lại có vẻ xa lạ. Có người cắt nghĩa: Do Tây Nguyên là xứ gỗ, lại không hiếm những thứ gỗ quý nên người ta không màng đến những vật dụng bằng tre nứa. Thực ra thì vật dụng tre nứa đã có ở vùng đồng bằng từ xa xưa, vào cái thời mà rừng núi hãy còn rất gần gũi. Thế nên có người đã liệt nghề làm đồ gia dụng bằng tre nứa vào hàng những nghề cổ nhất. Sự tồn tại phổ biến một thời của nó là bởi một giá trị thẩm mỹ đích thực chứ không phải sự sẵn có hay không của vật liệu gỗ hay kim khí. Tất nhiên, để đạt được yêu cầu đó phải có nghề. Vì vậy, ở các làng quê Việt thường có những người thợ sống bằng nghề làm đồ tre. Hơn thế, ở miền Bắc còn có những làng chuyên sinh nhai bằng nghề làm đồ tre như làng Hồng ở Sóc Sơn (Hà Nội) hay Bùi Xá ở Hải Dương.       

Không hình thành làng nghề nhưng ở quê tôi xưa cũng có những người thợ chuyên về nghề làm đồ gia dụng bằng tre. Bấy giờ, trong khắp thôn xóm, nhà nào mà chẳng trồng tre. Nguyên liệu có sẵn nhưng tre phải được khai thác vào thời điểm những tháng mùa đông để không bị mọt. Muốn chắc hơn thì vùi xuống bùn ao, ra năm sẽ vớt lên. Dụng cụ hành nghề của người thợ làm đồ tre thật đơn giản: một cái rựa, chiếc cưa răng nhỏ, vài cái đục lưỡi hình bán nguyệt và chiếc bào hình lòng máng để bào mắt tre. Đồ gia dụng bằng tre nhiều chủng loại, tuy nhiên, phổ biến hơn cả vẫn là giường tre và đặc biệt là chiếc chõng tre thì dường như nhà nào cũng có. Thực tế hai thứ vật dụng này ai cũng có thể tự làm nhưng để ra đời được một sản phẩm vừa bền, vừa đạt giá trị thẩm mỹ thì chỉ có người thợ. Thoạt nhìn qua, con mắt nghề nghiệp của họ đã định được khúc tre nào dùng vào công đoạn nào bởi chỉ cần một khúc tre bị sử dụng “lạc điệu” là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. 4 chân bao giờ cũng là đoạn phần gốc nhưng phải cắt sao đó cho đủ 5 mắt tre để tránh rơi vào “cung xấu” (sinh-lão-bệnh-tử). Đoạn tiếp theo của cây tre thường được dùng cho một vị trí quan trọng nhất: xà dọc. Xà dọc yêu cầu phải thẳng nên nếu không lựa chọn được khúc tre đạt yêu cầu, người thợ phải dùng lửa uốn cho thẳng. Cuối cùng là phần ngọn, thẳng nhất nhưng cũng mỏng nhất vẫn được dùng làm giát. Công đoạn lựa chọn vật liệu tuy khó nhưng không thể bằng đục lỗ, ghép xà. Có thể nói đây là công việc khó nhất, bộc lộ rõ ràng tay nghề cao thấp của người thợ bởi hầu hết mộng phải đục hình tròn, tre lại là vật liệu mềm, dễ nứt vỡ. Thế nhưng, chỉ bằng thói quen và kinh nghiệm tự thân, các lỗ đục của người thợ chuyên nghiệp bao giờ cũng rất chuẩn xác. Khi ghép các mối liên kết lại, có cảm giác như chúng liền nhau dù không cần sử dụng đến keo hay một thứ vật liệu gắn kết nào. Với việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, những chiếc chõng tre, giường tre đạt độ bền đến độ giát của chúng “lên nước” láng bóng như được sơn véc ni.

Trong số không nhiều những đồ vật gắn bó thân thuộc với thôn quê, chiếc chõng tre có lẽ được xếp hàng đầu. Là vật dụng nhỏ gọn, dễ di chuyển, chiếc chõng tre có mặt trong mọi không gian giao tiếp. Quán nước bên gốc đa đầu làng bao giờ cũng có chiếc chõng tre để khách nghỉ chân và mọi chuyện xảy ra trong làng xã sốt nóng nhất bao giờ cũng bắt đầu từ đây. Khách đến nhà cũng có thể ngồi lên chiếc chõng tre một cách xuề xòa, thân mật. Mùa hè, vào những đêm trăng sáng, dưới vòm trời lồng lộng, người nhà quê vác chõng ra đầu làng hóng gió, ngắm trăng. Bên ấm nước chè xanh đậm chát, xa thì chuyện sử sách, thời thế; gần thì chuyện tình làng nghĩa xóm, chuyện cày bừa gieo hạt cho đến con trâu, con gà… cứ thế rộn rã ngỡ như không bao giờ dứt. Một nét văn hóa thật đẹp của làng quê Việt Nam!

Ấy vậy nhưng khi thôn xóm vắng bóng những mái nhà tranh thì đồ vật tre nứa nói chung và chiếc chõng tre nói riêng cũng dần biến mất. Giường “mô đéc”, sa lông gỗ quý, đệm mút cao cấp… đã chế ngự gần như hoàn toàn giường tre, chõng tre. Cuộc sống vận động ngày càng gấp gáp, người quê cũng hiếm dần những phút thảnh thơi trong khi nhu cầu thông tin thì đã có ti vi, điện thoại thông minh thay thế. Người thợ làm đồ tre ở quê gần như chẳng còn có dịp đụng đến nghề. Tuy nhiên, điều đáng mừng là những năm gần đây, trong xu thế bảo vệ môi trường, những chiếc chõng tre, bàn ghế bằng tre đang trở lại trong các nhà hàng, quán cà phê sang dù hãy còn rất thưa thớt. Người ta vẫn nói vui rằng “đặc sản nhà giàu bây giờ là những thứ xưa chỉ dành cho người nghèo”. Giá như vật dụng bằng tre cũng đang cùng xu thế ấy?

 

NGỌC TẤN

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.