Chiếc chiếu đắt nhất thế giới, 200 năm vẫn như mới, không ai làm được cái thứ 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một chiếc chiếu ngà thu nhận từ dân gian được bọc trong các lớp thổ cẩm và đặt trong một hộp bằng gỗ nam mộc rất tinh tế, được mệnh danh là đắt nhất trong lịch sử, 200 năm vẫn như mới, độc nhất vô nhị cùng các bí ẩn làm nên nó.
Vài năm trước, chiếu là một nhu cầu thiết yếu cho mọi gia đình vào mùa hè ở Trung Quốc. Mùa hè ở miền bắc không quá nóng, bởi vậy nhu cầu về chiếu của người tiêu dùng cũng không cao. Một tấm chiếu cói đơn giản và rẻ tiền là mặt hàng tốt nhất cho mọi gia đình vào mùa hè.
Còn thời tiết ở phía nam Trung Quốc thì nóng và ẩm ướt, bởi vậy người tiêu dùng khu vực này cũng rất thận trọng khi chọn một chiếc chiếu. Chỉ cần một thiếu sót nhỏ, họ có thể phải trả giá một cách mù quáng cho những chiếc chiếu suốt mùa hè. Do đó, chiếu trong mắt người miền nam chắc chắn không phải là một vật rẻ tiền. Thậm chí hơn một thập kỷ trước, nó còn là một mảnh ghép lớn của gia đình. Một chiếc chiếu có hình hoa mẫu đơn khi đó trở thành một trong những món quà cưới không thể thiếu trong các hôn lễ. 
Ngày nay, giá trung bình của một chiếc chiếu trúc trên thị trường là từ vài trăm đến vài nghìn nhân dân tệ. Một số chiếu làm thủ công bằng tay thâm chí còn có giá lên đến gần năm chữ số. Tuy nhiên, tất cả những chiếc chiếu này vẫn phải chào thua một loại chiếu độc tôn khác. Loại chiếu đó được gọi là chiếu ngà. Như chúng ta đã biết, đặc điểm của ngà (voi) là cứng và giòn. Thật khó tưởng tượng  khi người ta sử dụng nó để làm một chiếc chiếu. Tuy nhiên, người cổ đại Trung Quốc đã làm ra nó thành công.
 
Vào những năm 1960, khi các nhân viên của Bảo tàng Cố cung kiểm tra các cổ vật của nhà Thanh, họ đã tìm thấy một chiếc chiếu ngà trong kho, được trộn lẫn giữa nhiều chiếu trúc khác.  Do màu sắc của chiếc chiếu tươi sáng, nên nó đã thu hút sự chú ý của các nhân viên bảo tàng.   Theo mô tả trong cuốn “Cách chí kính nguyên”, chiếc chiếu ngà này được làm trong thời Ung Chính và Càn Long. Đây là một món quà được các quan chức Quảng Đông sử dụng để dâng lên hoàng đế.
Hơn nữa, nguồn gốc và cách làm chiếc chiếu ngà này cũng được mô tả trong cuốn sách "Cách chí kính nguyên". Do tính chất cứng và giòn của ngà voi, khí hậu phía bắc quá khô nên chiếu chỉ có thể được làm ở phía nam ẩm ướt. Hơn nữa, ngà voi cũng được ngâm trong một loại thuốc đặc biệt để đạt được kết cấu mềm và mượt. Tuy nhiên, công thức của loại thuốc này không được ghi lại trong cuốn sách, bởi vậy quy trình sản xuất chiếc chiếu này đã bị thất truyền. 
 
Vậy, chiếc chiếu ngà được sinh ra lần đầu tiên trong triều đại nào?  Trong "Tây kinh tạp kỹ" do Lưu Hâm viết vào thời nhà Hán, có một đoạn ghi chép “Ban cho Lý phu nhân chiếu ngà voi". Cuốn sách cũng mô tả kết cấu của chiếc chiếu ngà. Kết cấu tốt và đồng đều, bề mặt mịn, mềm mại và thoải mái, có thể cuộn lại tùy ý. Từ đó có thể thấy, chiếu ngà ra đời từ thời nhà Hán, và luôn được coi là đồ dùng của giới quý tộc.  
 
Tuy nhiên, riêng việc bảo quản chiếu trúc đã là một việc khó khăn, nên những chiếc chiếu ngà được lưu truyền tới ngày nay chỉ còn hai cái, và chúng vô cùng quý giá. Các chuyên gia ước tính một cách dè dặt rằng một chiếc chiếu ngà trị giá ít nhất hàng chục triệu nhân dân tệ và một chiếc chiếu có thể mua hàng ngàn chiếc xe tải. Quả thật là một mức giá trên trời.  
Hiện trong Cố Cung đang lưu giữ một chiếc chiếu ngà. Vậy còn một chiếc nữa ở đâu? Cũng trong những năm 1960, Bảo tàng tỉnh Sơn Đông đã thu nhận một chiếc chiếu ngà trong dân gian. Khi nhận được, chiếc chiếu được bọc trong các lớp thổ cẩm và được đặt trong một hộp bằng gỗ nam mộc rất tinh tế.
Theo nhận định của Bảo tàng tỉnh Sơn Đông, chiếc chiếu ngà ở đây và chiếc chiếu ngà trong Cố Cung có màu rất giống nhau. Rất có khả năng vào cuối triều đại nhà Thanh, các thái giám và cung nữ chạy trốn khỏi cung đã mang chiếu ra ngoài. Theo mô tả của chính người sưu tầm được chiếc chiếu, trên thực tế, một chủ tiệm cầm đồ đã mua nó vào cuối triều đại nhà Thanh. Sau đó, chủ tiệm cầm đồ trở về quê nhà Sơn Đông và tặng nó cho huyện trưởng. Sau nhiều hồi lưu lạc, chiếc chiếu vào tay nhà sưu tập đồ cổ.   
Dân Việt (Theo S.S /Theo NewQQ)

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.