Chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam có mức tăng cao nhất thế giới (+4,7%), về xếp hạng tăng 8 bậc so với năm 2019. Đây là báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum).
 
Năm qua, chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam có mức tăng cao nhất thế giới. Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+
Năm qua, chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam có mức tăng cao nhất thế giới. Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+
Chỉ số năng lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, thuộc top 3 quốc gia tăng cao nhất trên thế giới. Đây là báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum).
Du lịch Việt có mức cải thiện tốt nhất thế giới
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới nêu rõ chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam có mức tăng cao nhất thế giới (+4,7%), về xếp hạng tăng 8 bậc so với năm 2019 (kết quả xếp hạng năm 2019 cũng đã được tính toán, điều chỉnh lại theo Chỉ số năng lực phát triển).
Cùng với Việt Nam, Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc) là 3 quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch tăng hạng cao nhất. Điều đáng nói, sau đại dịch COVID-19, một số điểm đến nổi tiếng ở Đông Nam Á đã tụt hạng đáng kể: Malaysia giảm 9 bậc, xếp thứ 38; Philippines giảm 2 bậc, xếp thứ 75; Thái Lan giảm 1 bậc, xếp thứ 36.
Các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của công nghệ số trong tái thiết và phục hồi du lịch bền vững. Ngày càng nhiều dịch vụ du lịch được tiếp cận qua nền tảng số như đại lý du lịch trực tuyến (OTA), kinh tế chia sẻ, đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, thiết bị di động… mang đến cho du khách thêm nhiều tiện ích, nhiều lựa chọn hơn và giảm tiếp xúc trực tiếp, gia tăng trải nghiệm liền mạch của du khách.
 
Cùng với Việt Nam, Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc) là 3 quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch tăng hạng cao nhất. Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+
Cùng với Việt Nam, Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc) là 3 quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch tăng hạng cao nhất. Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+
Song, bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe, điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế-xã hội, bảo vệ xã hội… cũng là những vấn đề cần được quan tâm.
Có thể nói, kết quả xếp hạng của ngành du lịch Việt Nam theo hướng tiếp cận mới của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã phản ánh những thành tựu trong công cuộc phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam. Sự thích ứng linh hoạt, an toàn cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ vươn lên triển khai hoạt động du lịch an toàn, những quyết sách nhằm phục hồi du lịch, mở cửa trở lại toàn bộ du lịch nội địa và quốc tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, cũng như những yếu tố bền vững chính là những điểm tựa cho du lịch Việt phục hồi và phát triển.
Hiểu đúng về chỉ số năng lực phát triển du lịch
Chỉ số năng lực phát triển du lịch (Travel and Tourism Development Index - TTDI) là bản nâng cấp của Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch (Travel and Tourism Competitiveness Index - TTCI). Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch đã được sử dụng trong 15 năm qua. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh mới sau đại dịch COVID-19, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã có cách tiếp cận mới, chuyển đổi sang bộ Chỉ số mới đo lường về năng lực phát triển du lịch.
Chỉ số năng lực phát triển du lịch gồm 5 nhóm với 17 chỉ số trụ cột và chia nhỏ ra 112 chỉ số thành phần. Trong khi đó, chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch trước đây có 4 nhóm với 14 chỉ số trụ cột và chia nhỏ ra 90 chỉ số thành phần. Bộ chỉ số năng lực phát triển du lịch đã được điều chỉnh và bổ sung các chỉ số mới tập trung vào đánh giá mức độ bền vững của du lịch.
Từ năm 2007, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xây dựng báo cáo đầu tiên về Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. Trong 15 năm qua, báo cáo này đã thực sự trở thành “thước đo” uy tín hàng đầu trong ngành du lịch thế giới.
Song, hai năm qua, những thiệt hại nặng nề của ngành du lịch thế giới do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận vấn đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Từ chỗ đánh giá xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh, giờ đây diễn đàn này chuyển sang Chỉ số năng lực phát triển. Tư tưởng này được thể hiện rất rõ trong chủ đề của báo cáo năm 2021: “Tái thiết vì một tương lai bền vững và kiên cường hơn.”
Bộ chỉ số năng lực phát triển du lịch được thiết kế tập trung nhiều hơn vào đánh giá vai trò của ngành du lịch trong một môi trường kinh tế-xã hội rộng mở hơn. Một số nhóm chỉ số mới so với trước đây đã được bổ sung như: Tài nguyên phi giải trí; Sự bền vững về kinh tế-xã hội; Sức ép và tác động của nhu cầu du lịch…
Có thể thấy, bộ chỉ số mới đánh giá toàn diện và phù hợp hơn trong bối cảnh phục hồi của du lịch toàn cầu hậu đại dịch, đồng thời là kim chỉ nam cho nền kinh tế xanh thế giới phát triển bền vững hơn.
Theo M.Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.