Chế độ cho nhân viên y tế chống dịch - Bài 1: Cực nhọc trăm bề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều ngày qua, nhân viên y tế tại TP.HCM đang phải làm việc với cường độ "chưa từng có" để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân giữa đại dịch. Thế nhưng, chính họ lại chưa được chăm sóc, đãi ngộ xứng đáng để bảo đảm sức khỏe cả về thể chất cũng như tinh thần trong quá trình cống hiến.

Phút nghỉ ngơi của nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến 12. Ảnh: BVCC
Phút nghỉ ngơi của nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến 12. Ảnh: BVCC
LTS: 50 phút trong bộ phim tài liệu của VTV mang tên "Ranh giới" phát sóng vào tối ngày 8/9 vừa qua là những hình ảnh đắt giá về đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu giành giật sự sống cho các sản phụ nhiễm Covid-19. Những gì phản ánh trên phim tuy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nhưng cũng phần nào cho thấy những khó khăn, áp lực và cả nguy cơ mà đội ngũ y tế luôn phải đối mặt trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Câu hỏi đặt ra là vậy sự hi sinh đó đang được đền đáp như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, báo điện tử Dân Việt đã thực hiện loạt 3 bài viết với chủ đề "Chế độ cho nhân viên y tế chống dịch ".
Chịu nhiều thiệt thòi
Là trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã rất sâu sát với tình hình thực tế tại đây. Từ thực tế "nhìn thấy và nghe thấy," mới đây, ông đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM tăng cường hỗ trợ lực lượng nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện mỗi ngày các bác sĩ, điều dưỡng tại mỗi bệnh viện dã chiến ở thành phố phải chăm sóc và quản lý từ 140-150 người bệnh. Số lượng người bệnh quá lớn khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút.
Mỗi tua làm việc của họ thường kéo dài từ 8-10 tiếng/ngày, thường xuyên phải trực cấp cứu 12 giờ/ngày trong điều kiện mặc trang phục bảo hộ liên tục, có thể gây mất nước và điện giải.
Do các bệnh viện không bố trí được thời gian nghỉ ca trực cho nhân viên y tế. Nên sau khi kết thúc công việc chuyên môn, nhân viên y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính liên tục (có ngày lên đến 12 giờ). Một số bệnh viện sau khi rút nhân lực, không bù đủ nhân lực đã rút, khiến tăng thêm áp lực cho các nhân viên còn lại.
Về đời sống, hàng ngày nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn 120.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, các suất cơm cung cấp vẫn chưa đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt, với các nhân viên y tế chi viện từ phía Bắc, thức ăn không hợp khẩu vị, dẫn đến khó ăn, không đảm bảo sức khỏe.
Đã vậy, khi nhân viên y tế bị mắc bệnh trong quá trình công tác, họ được điều chuyển lên khu người bệnh và suất ăn lúc này cũng chuyển sang tiêu chuẩn của suất ăn người bệnh (80.000 đồng/ngày).
Ngoài ra, lực lượng an ninh, quân sự thường xuyên kiểm tra nghiêm khắc với lực lượng y tế, mỗi khi ra ngoài mua thêm đồ ăn, thức uống bổ sung... Những điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của nhân viên y tế ở tuyến đầu.
Dù chưa phản ánh đầy đủ những khó khăn, bất cập mà nhân viên y tế ở tuyến đầu đang gặp phải. Nhưng những nội dung Thứ trưởng Bộ Y tế đưa ra nhận được sự đồng tình của nhiều người.
Bác sĩ T.V.A (đang thực hiện nhiệm vụ tại một bệnh viện dã chiến) cho biết, từ khi nhận nhiệm vụ tại bệnh viện, gần 2 tháng nay, chị chưa được về nhà. Một ca làm việc của chị thường từ 7h sáng đến 11h-12h đêm, có nhiều lúc chị phải trực xuyên đêm để nhận bệnh nhân. Trong suốt thời gian làm việc ở bệnh viện dã chiến, không ít lần BS V.A và các đồng nghiệp phải xoay sở trong tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, từ khẩu trang y tế, đồ phòng hộ đến cồn sát khuẩn…
Bác sĩ T.H.T (đang làm việc tại một khu cách ly F0 ở TP.Thủ Đức) cho hay: "Sự thiếu quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo ngành y tế khiến chúng tôi rất hụt hẫng. Để bảo vệ chính mình, bảo vệ đồng đội, chúng tôi đã phải đi xin các mạnh thường quân từ bữa cơm đến cái khẩu trang, đồ bảo hộ và thiết bị y tế."

Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: BVCC
Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: BVCC
Các bệnh viện tìm mọi cách "xoay" cho nhân viên
Trước áp lực ngày một nặng cho nhân viên y tế, nhiều bệnh viện đã tìm cách xoay sở như tuyển tình nguyện viên, tìm mọi nguồn lực để đảm bảo thu nhập cho y, bác sĩ.
Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh - cho biết: Bệnh viện này đang tuyển 100 tình nguyện viên là F0 đã âm tính để điều trị, chăm sóc F0 và bệnh nhân Covid-19. Trong đó, bệnh viện cần 25 bác sĩ và điều dưỡng, 50 người chăm sóc bệnh nhân, 2 tài xế lái xe chở F0 và các vị trí khác. Các tình nguyện viên sẽ làm việc trong các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung và điều trị Covid-19 do Bệnh viện Lê Văn Thịnh phụ trách.
Trước mắt, bệnh viện sẽ tuyển các tình nguyện viên là F0 từng điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 3. Nếu không đủ số lượng thì bệnh viện sẽ đăng công khai lên trang thông tin của bệnh viện để tuyển các tình nguyện viên từng âm tính đã điều trị bất cứ đâu. Mỗi tình nguyện viên sẽ làm việc tối thiểu 1 tuần tại bệnh viện dã chiến, mỗi ngày làm 8 giờ, được lo chỗ nghỉ ngơi, ăn uống.
Đặc biệt, mỗi tình nguyện viên sẽ được trả thêm thù lao 2 triệu đồng mỗi tuần ngoài chế độ tình nguyện viên chung của Nhà nước. Số tiền thù lao trả thêm của các tình nguyện viên do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tài trợ.
Bác sĩ Trần Văn Khanh cho biết: Từ đầu mùa dịch đến giờ, nhiều F0 đã âm tính nhờ sự chăm sóc của y bác sĩ và tình nguyện viên ở các bệnh viện, họ thấy rõ lực lượng ở các bệnh viện đang bị quá tải, họ muốn ở lại để phục vụ cho các F0 khác. Nhưng bệnh viện không thể nhận vì không có nguồn thù lao cho các tình nguyện viên trong khi lực lượng của y tế quá tải, thiếu người ở tất cả các vị trí.

F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: BVCC
F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 đa tầng quận Tân Bình, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Hùng Vương cũng đã lên tiếng tuyển tình nguyện viên tham gia công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19. Các tình nguyện viên tham gia sẽ có chế độ và lương chi trả theo quy định của Sở Y tế Thành phố trong tham gia phòng, chống dịch.
Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh - chia sẻ: "Trong thời gian qua, đội ngũ nhân viên y tế đã rất cố gắng, nỗ lực để điều trị cho người bệnh và rất vui khi không ai từ bỏ nhiệm vụ. Là lãnh đạo bệnh viện, tôi thường xuyên động viên tinh thần anh em và cố gắng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để anh em yên tâm làm nhiệm vụ."
Còn TS.BS Nguyễn Trọng Hào - Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cũng cho hay: Dù nguồn thu của bệnh viện đã giảm đến 90% nhưng lãnh đạo bệnh viện vẫn cố gắng đảm bảo chi trả lương và một phần trợ cấp cho nhân viên y tế. Để cùng nhau vượt qua đại dịch, bệnh viện đã lập một khoản quỹ riêng, kêu gọi sự chung tay góp sức của mọi người trong bệnh viện để hỗ trợ những nhân viên y tế khó khăn.
Theo nhiều bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu hiện nay, câu chuyện thiếu thốn, khó khăn chung trong "cuộc chiến" với đại dịch Covid-19 hiện nay của cả nước, ai cũng thấu hiểu. Tuy nhiên, điều các đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu nói riêng, các lực lượng khác trực tiếp tham gia hoạt động chống dịch nói chung cũng mong lãnh đạo thấu hiểu những khó khăn, vất vả của họ và có những chính sách phù hợp để họ yên tâm dồn sức điều trị bệnh nhân.
Bài 2: Cần có đãi ngộ đặc thù
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.