Chạy thử 5 đoàn tàu tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào ngày 20/9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đường sắt, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông sẽ lập 5 đoàn tàu chạy liên tục dọc trên chính tuyến ở cả hai chiều vào ngày 20/9 tới đây.

 Đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử qua đoạn hồ Hoàng Cầu. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử qua đoạn hồ Hoàng Cầu. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)



“Mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động. Theo quy trình triển khai dự án, thời gian vận hành thử 3-6 tháng và là giai đoạn cuối cùng trước khi đưa dự án vào khai thác vận tải thương mại,” ông Phương cho hay.

Thời gian tới, hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ được vận hành thử ban đêm, chạy có tải trọng,; vận hành nhà ga, công tác lập biểu đồ chạy tàu, vận hành các tiện ích phục vụ hành khách…

Hiện tại, đơn vị thi công đang triển khai lắp đặt máy bán vé, kiểm soát vé tự động; điều khiển vận hành thử hệ thống điều hòa, thông gió, chỉnh sửa hệ thống chiếu sáng, thanh cuốn, thang máy…

Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đường sắt cũng kết hợp từng bước đưa lực lượng nhân sự của đơn vị quản lý khai thác, vận hành tham gia vận hành thử để đào tạo thực hành.

Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Đầu tháng Tám vừa qua, Ban quản lý dự án Đường sắt đã cho vận hành chạy thử tuyến đường sắt, thời gian chạy tử sẽ từ 3-6 tháng sau đó mới đưa vào khai thác thương mại.

Dự án này sẽ có 681 nhân sự tham gia vào việc vừa đào tạo tại hiện trường vừa tiếp nhận dự án để sau này quản lý, vận hành và khai thác. Trong đó, trực tiếp đào tạo lực lượng cho dự án là 651 có 201 người được đào tạo ở Trung Quốc, số còn lại được đào tạo ở Việt Nam), còn 30 nhân sự quản lý thông qua đào tạo.

Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.