Chắc sẽ nhanh thôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Căn phòng hiển nhiên là nhỏ, Nhân biết chứ, bởi diện tích của nó là con số rõ ràng trên tấm sổ hồng ngày Nhân nhận từ chủ nhà cũ ở phòng công chứng.

 

Minh họa: KIM DUẨN
Minh họa: KIM DUẨN



Ngày mua căn hộ chung cư này, Nhân đã nghĩ sau này đứa con gái lớn cũng đi lấy chồng, rồi đứa con trai út của Nhân, tuy mới đang học lớp 9 thôi, nhưng nó đã quyết tâm sẽ đạt được học bổng để có tấm vé đi du học nước ngoài.

Nhân thì cặm cụi với công việc ở công trường, nay ở thành phố này, mai đã khảo sát nơi khác… Tính ra, Nhân mua cái nhà nhưng chẳng ở nhà được mấy ngày. Tuy nhà nhỏ nhưng dù sao cũng ít người nên cũng không đến nỗi chật chội.

Nhưng đâu ngờ có ngày này. Ngày chính phủ áp lệnh cách ly xã hội, một số ngành nghề, công việc phải tạm ngưng lại để phòng chống dịch. Nhà Nhân dính đủ. Cả bốn người lớn ở hẳn trong nhà mới thấy cái nhà nó chật.

Cảm giác như cả luồng gió cũng chẳng chen vào được. Vợ Nhân dọn hết mớ hàng ngày thường để bừa bộn khắp nhà cho dễ tìm khi khách mua online hỏi. Dù vậy, căn nhà vẫn chẳng rộng thêm được bao nhiêu.

Nhân ngày thường đi theo công trình, được công ty sắp xếp chỗ ở, đa phần là khách sạn, rộng rãi quen, giờ nhìn cảnh chật hẹp, không biết làm gì cho qua những ngày dài này.

Đó còn chưa kể những nỗi lo về kinh tế, chi phí gia đình thì không đáng lo bởi Nhân biết tính vợ, cô ấy giỏi dành dụm và ít nhiều cũng có sổ tiết kiệm, nhưng phía công ty Nhân ảnh hưởng không ít, rồi còn biết bao con người liên quan mà người quản lý như Nhân không thể làm ngơ. Nhưng biết làm sao được, trước mắt cứ phải mạnh khỏe vượt qua mùa dịch đã.

Vợ nhờ Nhân lấy cái bàn xếp đóng bụi trên gác xuống, làm bàn ăn. Chẳng nhớ từ bao giờ nó được xếp lên gác, vì nhà không còn thói quen ăn cùng nhau. Vậy là nhà có thêm cái bàn để ở phía gian bếp, coi như ngăn gian bếp với phòng khách luôn.

Gọi là phòng khách, nhưng thực chất căn nhà suôn đuột, chẳng phòng phiếc gì. Cũng phải, có hai mươi mấy mét vuông thì biết ngăn kiểu gì? Chỉ duy nhất góc riêng của con gái Nhân có kệ sách quây lại, một mặt là chiếc tivi màn hình phẳng quay ra, coi như thành cái phòng.

Lâu lắm gia đình mới ngồi cùng bàn ăn. Không nói ra nhưng ai cũng nhiều cảm xúc cho "sự kiện" này. Vợ Nhân giờ đã thành "bé bỏng" nhất nhà.

Thằng út trổ giò, cao hơn cả Nhân. Nhìn đằng sau, dáng nó còn vạm vỡ hơn Nhân nhờ đam mê bóng đá, cứ rảnh là cùng đám bạn thuê sân chơi. Ny - đứa con gái lớn của Nhân không còn cặp cổ em đùa giỡn như trước được nữa, nó đứng cũng chỉ ngang vai thằng út.

Nhân lén nhìn Ny từ phía sau, ngỡ ngàng bởi nét thiếu nữ của Ny giống hệt mẹ nó, ngày Nhân mới gặp. Nhiều lần Nhân muốn nói chuyện với con gái, như những người lớn với nhau, nhưng không hiểu sao câu từ cứ chặn lại ngang họng. Mọi nhu cầu liên quan đến vật chất của con, cả những thông điệp muốn nhắn nhủ tới con, trước giờ chỉ thông qua vợ Nhân.

Có lần vợ Nhân nói: "Mặt anh cứ nghiêm nghiêm vậy, con cái nó sợ". Nhưng Nhân không phải là người cha đáng sợ. Chỉ là Nhân không dễ nói ra những câu từ yêu thương. Lại ít ở nhà nên không gần gũi với con. Nhưng mọi nhu cầu của con, từ tiệc tùng sinh nhật, du lịch, sở thích… những món tiền triệu, anh đều đáp ứng thông qua vợ mà không một lời cằn nhằn bao giờ.

Ăn xong, thằng út hăng hái xếp cái bàn ăn kẹp ở sau tủ lạnh cho đỡ chật nhà, nhưng cuối cùng Ny lại bung ra. Nó đứng ngắm nghía rồi lôi từ trong "phòng riêng" ra cái bình thủy tinh rất đẹp, xong sai thằng Út trèo ra lan can hái cho mớ hoa. Nhân ngồi trong nhà, giả vờ cầm tờ báo đọc nhưng mắt không rời từng cử chỉ của hai đứa con. Và giờ Nhân mới biết, bên ngoài ban công bé xíu, Ny có trồng hoa.

Nhân còn nhớ hồi thằng út còn bé xíu, chính Nhân đã hàn thanh sắt cho cao lên, để an toàn lỡ con có ra ngoài. Sau đó vẫn chưa thấy yên tâm, vợ Nhân nói nên bít luôn lối đi, coi như thành nhà kho để mấy thứ lặt vặt cho đỡ chật nhà. Nhưng vợ Nhân cũng chỉ để đồ hết một nửa ban công, vì chỗ đó có mái che.

Vậy rồi bằng cách nào đó, cô con gái lớn của Nhân đã trồng giàn hoa ngoài ấy. Nhân thấy lạnh người, anh đã làm những gì tháng ngày qua, để nhiều chuyện trong nhà, anh không nắm được?

Thằng út thoắt cái đã trèo vào, trên tay là một nắm hoa dây leo màu vàng rực rỡ. Tay còn lại của nó còn có một nụ hồng vừa nở, cành cứng cáp, cánh nhung mềm mại màu hồng phấn. Út đưa cho Ny: "Hoa chị thích nè!".

Ny mắt sáng rỡ đón lấy cành hồng từ tay thằng út. Rồi cả hai cùng cắm hoa vào bình, một bình hoa dây leo vàng tràn ra để ngay bàn ăn, bình còn lại duy nhất cành hồng, Ny loay hoay chọn một lúc rồi để trên nóc tủ lạnh.

Xong nó quay ra như tìm người đồng cảm, lúc đó Nhân đã kịp cụp mắt xuống tờ báo, ra vẻ chăm chú đọc báo chẳng quan tâm gì. Nhân cũng không hiểu tại sao mình làm vậy. Vừa lúc vợ Nhân từ ngoài vào, Ny bắt nhịp liền, khoe với mẹ: "Đẹp không mẹ?". Vợ Nhân tấm tắc khen con gái, không quên dặn thằng út có ra ban công phải hết sức cẩn thận.

Hôm sau, Nhân lại lên gác, nhưng lần này là để lấy bộ đồ nghề của mình xuống. Cũng đã quá lâu Nhân không xài đến, nhà có hư hỏng, bong tróc gì vợ Nhân đều kêu thợ thay vì gọi Nhân.

Nhân lụi cụi đo đạc cẩn thận, xong lên sân thượng chung cư hì hụi đến chiều thì hoàn thành xong sản phẩm của mình, là những món đồ nhỏ nhỏ từ gỗ: cái kệ be bé vừa đủ chưng bình hoa cho cô con gái, bắc thêm mấy thanh chắn nhà bếp cho mẹ tụi nhỏ có chỗ đựng gia vị, dao thớt…

Ny hào hứng chỉ cho ba vị trí gắn từng món đồ, cả nhờ ba gắn thêm cái kệ trong nhà tắm để Ny bỏ ít mỹ phẩm cho rộng rãi. Hai cha con bỗng có chung đề tài, ríu rít cả buổi tối.

Chiều muộn, thằng út lại trèo ra ban công hái hoa tươi. Đám hoa "khôn nhà dại chợ", trổ hoa tràn ra phía nhà hàng xóm. Trên bàn ăn bữa tối có thêm bình hoa mới, vàng rực.

Sau bữa ăn, Ny với thằng út dọn dẹp chỗ nọ chỗ kia cho căn nhà gọn ghẽ hơn. Khi ấy, Nhân nhẩm tính xem mình còn thiếu bao nhiêu tiền để có thể chuyển sang căn nhà mới có không gian hơn. Anh mỉm cười đầy lạc quan. Nhưng trước mắt vẫn phải chờ cho qua mùa dịch này đã. Chắc sẽ nhanh thôi!

 

Theo LA THỊ ÁNH HƯỜNG  (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.