Cha già 94 tuổi gặp lại con trai sau gần 50 năm lưu lạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 5/4, đông đảo người thân gia đình, hàng xóm có mặt tại nhà ông Nguyễn Tiến Nông (52 tuổi, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, Bình Định) để chia vui việc ông gặp lại người cha già của mình sau gần 50 năm thất lạc.
Hai cha con vui mừng ngày đoàn tụ. Ảnh: Trương Định

Hai cha con vui mừng ngày đoàn tụ. Ảnh: Trương Định

Gần trưa, chiếc xe khách chở ông Nguyễn Duy Hiến (94 tuổi, Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) - cha của ông Nông, dừng trước ngõ nhà. Hai cha con ôm chầm lấy nhau. Ông Nông nhẹ nhàng dìu người cha già của mình vào trong.

Hôm nay cũng đúng ngày giỗ mẹ của ông Nông là bà Nguyễn Thị Hoa.

Năm nay đã 94 tuổi, dù có phần hơi nặng tai nhưng ông Hiến còn khá khỏe mạnh, minh mẫn. Ông nói đây là một điều quá may mắn, bởi thời gian cha con thất lạc nhau đã quá lâu, gần 50 năm xa cách.

“Trước giờ tôi muốn đi tìm vợ con, bởi máu mủ của mình mà làm sao bỏ được, nhưng không biết phải làm sao, không biết hai mẹ con ở đâu. Tình cờ thông qua mạng xã hội và được sự giúp đỡ của nhiều người tôi mới biết được thông tin và may mắn được tìm con. Thật sự quá vui mừng”, ông Hiến xúc động nói.

Người thân gia đình, hàng xóm đến chia vui cùng gia đình. Ảnh: Trương Định

Người thân gia đình, hàng xóm đến chia vui cùng gia đình. Ảnh: Trương Định

Ông Nguyễn Duy Lệnh (58 tuổi, trú ở Cam Lâm) - anh trai cùng cha khác mẹ với ông Nông chia sẻ, đây là một điều quá hạnh phúc. Ông Lệnh cho biết, sau khi có thông tin và xác định chính xác, hôm vừa rồi dòng họ đã làm lễ đoàn tụ, có vợ chồng Nông vào.

“Thật sự hôm đó quá xúc động”, ông Lệnh nói đồng thời cho biết hôm nay người thân gia đình tổ chức từ Khánh Hòa ra Bình Định chơi để biết nhà cũng như dự đám giỗ của dì (mẹ ông Nông).

Ông Nông cho biết, sinh thời mẹ ông kể rằng năm 1971, bà gặp và đến với một người đàn ông tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Khi ông Nông lên 7 tuổi, biết chồng mình là người đang có gia đình riêng, nên bà âm thầm đưa con về quê tại Bình Định sinh sống. Mọi thông tin liên lạc từ đó cũng cắt đứt.

Trong ký ức ông Nông chỉ nhớ ngày nhỏ mẹ ông thuê một căn phòng nhỏ ở Cam Ranh để mấy mẹ con sinh sống (mẹ ông Nông cũng có 2 người con riêng trước ông). Và thỉnh thoảng cha của ông có ghé tới rồi rời đi.

Ông Hiến hạnh phúc bên người cháu (gọi là ông cố). Ảnh: Trương Định

Ông Hiến hạnh phúc bên người cháu (gọi là ông cố). Ảnh: Trương Định

Ông Nông cũng chỉ nhớ rằng người cha tên là Nguyễn Duy Hiến, còn lại mọi thứ ông chẳng nhớ rõ. Lâu nay, bản thân ông có ý định đi tìm lại cha, nhưng bởi cuộc sống còn nhiều khó khăn nên chưa thực hiện được.

Theo ông Nông, cách đây chừng nửa tháng, người dân hàng xóm có xem chương trình kết nối yêu thương trên mạng xã hội và đọc được thông tin một người đàn ông năm nay đã 94 tuổi, ở Cam Ranh đang đi tìm con trai quê ở Bình Định. Bà con hàng xóm thông báo cho ông Nông xem chương trình.

Kết quả thông tin trên hoàn toàn trùng khớp với hoàn cảnh gia đình ông.

“Tôi mừng quá nên gọi anh chị tới xem cùng. Anh trai cùng mẹ khác cha với tôi khẳng định đây chính là cha ruột tôi", ông Nông nói. Và cũng trong đêm đó, thông qua chủ trang mạng xã hội, ông Nông đã kết nối và nói chuyện trực tiếp với ông Hiến để nhận lại nhau.

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.