Canh tác hữu cơ: Câu hỏi còn bỏ ngỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau “cơn sốt” sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn với những chứng nhận mạnh mẽ của VietGAP, GlobalGAP, hiện đang rộ lên sản phẩm nông nghiệp được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Không ít cơ sở sản xuất tại Gia Lai quảng cáo hàng của mình với nhãn mác khẳng định được sản xuất theo phương pháp “thuận thiên” này.
Trở lại với chuyện “sạch” của rau củ quả, tôi đã có ít nhất 2 bài viết mang tính cảnh báo về sự trung thực của người sản xuất cho độ sạch của các loại sản phẩm của họ khi ra ngoài thị trường, kể cả được trưng trên kệ của hệ thống siêu thị uy tín: cần phải hiểu tính tương đối về độ sạch của rau củ quả, không hề đơn giản chút nào khi giải quyết tính hiệu quả kinh tế và tính an toàn.
Một nông dân trong xóm tôi đã giãi bày khi phải gần như tưới hóa chất lên hơn 1 ha rau cải củ bị hà ăn: “Nếu không, xem như tôi mất hết”. Dù không thắng lớn, nhưng củ cải của ông mùa đó vẫn to, trắng và tất nhiên, rất hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng 2 năm sau, diện tích đất ấy không gieo trồng được gì nữa.
Chi phí để có sản phẩm nông nghiệp sạch không hề rẻ, cộng thêm tính bấp bênh của các yếu tố lập địa nên quy mô nhỏ lẻ hay trung bình khó đầu tư hiệu quả. Giá bán các loại sản phẩm gọi là sạch không chênh lệch bao nhiêu so với sản phẩm cùng loại mà “không sạch” thực sự làm tôi rất nghi ngờ.
Vườn rau công nghệ cao của Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Vườn rau công nghệ cao của Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Phương pháp hữu cơ đang là một khuynh hướng khá mạnh mẽ, hiện đã đạt diện tích 70 triệu ha trên toàn cầu. Canh tác hữu cơ của hầu hết các quốc gia đều được luật hóa bằng các quy định tiêu chuẩn khắt khe và được quản lý bằng các hiệp hội. Mỗi quốc gia lại có tiêu chuẩn riêng, một số nơi cho phép sử dụng vài chất tổng hợp, nơi khác lại cấm triệt để, thậm chí nguồn giống phải được khai thác từ cây mẹ có nguồn gốc hữu cơ. Những lý do thúc đẩy canh tác hữu cơ bao gồm các lợi thế về tính bền vững, sự cởi mở, tự túc, tự chủ độc lập, sức khỏe, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm.
Trong khi đó tại nước ta, sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn còn thả nổi, chưa có một tổ chức quản lý, hướng dẫn, thẩm định hàng hóa trước khi đưa ra thị trường và nông dân cứ thoải mái canh tác hữu cơ theo cách của mình. Các bà nội trợ thì vì sức khỏe của gia đình mà cứ thế đổ xô mua rau củ quả hữu cơ. Theo thời giá, chi phí canh tác hữu cơ đạt chuẩn đắt gấp 10-15 lần chi phí sản xuất nông nghiệp sạch nên giá niêm yết của các sản phẩm tự nhận hữu cơ trên kệ, trên quầy tại Việt Nam hiện nay chính là “lạy ông, tôi ở bụi này”, có nơi còn rẻ hơn hàng sản xuất bình thường.
Sự mập mờ của các nhà sản xuất và phân phối khiến người tiêu dùng đang lẫn lộn tính trung thực của hàng hóa. Vì mối quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, họ vẫn có khuynh hướng chọn lựa những hàng ảo đầy rẫy ngoài thị trường. Dù rất muốn “ăn thông minh, uống hiểu biết”, nhưng đành bó tay khi chưa có một tổ chức nào quản lý hiệu quả mảng nông sản sạch và hữu cơ này, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.