Cảnh giác với tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, nhiều đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để thực hiện các hành vi phạm tội. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị, địa phương cần tăng cường phối hợp trong tuyên truyền tới người dân để nâng cao ý thức cảnh giác.

Ngày 26-4 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Hưng (SN 1978, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 9 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 3 năm tù về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, từ tháng 4 đến 9-2007, lấy danh nghĩa cán bộ đang công tác tại Công an huyện Phú Thiện, Hưng đã nhờ người khác làm giả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình rồi đem đi cầm cố, thế chấp lấy tiền. Sau khi chiếm đoạt 530 triệu đồng của 8 người ở TP. Pleiku, Hưng bỏ trốn khỏi địa phương.

Bị cáo Hoàng Văn Hưng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: R.H

Bị cáo Hoàng Văn Hưng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: R.H

Ngoài vụ án trên, theo thống kê của Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh, từ đầu năm 2022 đến nay, Tòa án 2 cấp đã thụ lý 20 vụ việc/30 bị cáo về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong đó, Tòa án 2 cấp đã đưa ra xét xử 19 vụ/29 bị cáo. Từ kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức phổ biến là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, bằng cấp, sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe...

Ông Võ Văn Bình-Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh-thông tin: Phần lớn các đối tượng sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả để làm giấy tờ nhân thân, xuất cảnh nước ngoài, hưởng chế độ phúc lợi của Nhà nước. Một số đối tượng sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức cầm cố, thế chấp, vay cá nhân… Các tài liệu, giấy tờ làm giả chủ yếu được các đối tượng đặt thuê, mua trên mạng.

“Để xảy ra tội phạm này một phần là do việc quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ. Trong khi đó, một bộ phận người dân có lòng tham, phát sinh nợ nần không có khả năng trả nợ nên đã làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan nhà nước để vụ lợi. Mặt khác, giấy tờ giả được làm rất tinh vi nên khó bị phát hiện”-Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh cho hay.

Còn ông Đặng An Bình-Trưởng Văn phòng Công chứng Đặng An Bình (TP. Pleiku) thì cho biết: Hiện nay, tình trạng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là vấn đề nóng. Phương thức, thủ đoạn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ngày càng tinh vi nên bằng mắt thường rất khó phát hiện. Trong khi đó, cơ quan công chứng, chứng thực không có những phương tiện kỹ thuật chuyên ngành để kiểm tra, phát hiện.

“Vì vậy, trong quá trình công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch mua bán, thế chấp ngân hàng, chuyển nhượng đất đai… chúng tôi hết sức cẩn thận, cảnh giác cao độ, nghi ngờ thì phải báo cáo kịp thời, tránh trường hợp sai sót đáng tiếc”-ông Bình nói.

Để đấu tranh ngăn chặn hiệu quả tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, quản lý; đẩy mạnh xét xử các vụ án nhằm tạo sức răn đe, phòng ngừa chung.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, không mua bán, sử dụng các loại giấy tờ, bằng cấp giả; kiểm tra kỹ các giấy tờ có liên quan trước khi thực hiện giao dịch, làm thủ tục mua bán theo đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện giấy tờ, tài liệu giả, người dân cần thông tin ngay cho lực lượng chức năng để kịp thời giải quyết theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.